Đổi mới cách tính toán định mức lao động hệ chạy tàu ga

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 90 - 99)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘ

3.2.1. Đổi mới cách tính toán định mức lao động hệ chạy tàu ga

Hệ thống định mức lao động tổng hợp các sản phẩm chuyên ngành trong khai thác vận tải đường sắt được ban hành kèm theo Quyết định số 368- ĐS/TCCB-LĐ ngày 16/9/1992 do Tổng giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam ký từ năm 1992. Đến nay, qua nhiều lần thay đổi tổ chức của toàn ngành, hệ thống định mức này đã bộc lộ nhiều yếu tố không còn phù hợp với tình hình mới. Hai mục đích chính của việc ban hành Hệ thống định mức 368 là"phục vụ yêu cầu xây dựng kế hoạch lao động, xây dựng và quản lý đơn giá tiền lương"trong điều kiện hiện nay, nếu áp dụng cho các đơn vị toàn ngành cũng như áp dụng cho Công ty KHN không còn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý lao động, việc vênh lao động đồng thời cũng dẫn đến việc xây dựng

đơn giá tiền lương không hợp lý. Chính vì tính phức tạp, tính đặc thù trong việc xây dựng và ban hành hệ thống định mức cho các sản phẩm chuyên ngành trong khai thác vận tải đường sắt, nên đến nay, đã gần 20 năm, toàn ngành đường sắt vẫn chưa ban hành một hệ thống định mức nào có thể thay thế cho văn bản 368 năm 1992. Tuy nhiên, trong QĐ 368- ĐS/TCCB-LĐ ngày 16/9/1992 cũng đã nói rõ"Khi xét duyệt đơn giá tiền lương cũng như giao chỉ tiêu lao động cho các Xí nghiệp thành viên…phải căn cứ tình hình cụ thể của từng Xí nghiệp, đặc điểm từng loại sản phẩm để xem xét phân bổ, xác định mức lao động hợp lý, đúng với từng loại sản phẩm, đồng thời giao chỉ tiêu lao động phù hợp với khả năng thực tế của từng Xí nghiệp thành viên”.

Đối với Công ty VTHKĐS Hà Nội, hiện đang áp dụng các văn bản sau trong xây dựng định biên lao động:

* Các văn bản của Bộ và của ngành:

- Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 7/2/1998 của Bộ GTVT quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt.

- Công văn số 359 QĐ/TCCB-LĐ ngày 23/4/1998 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.

- Công văn số 1131/ĐS-TCCB ngày 10/7/2001 của Tổng giám đốc LHĐS Việt Nam về việc tuyển lao động mới

- Công văn số 947/ĐS-TCCB ngày 27/10/2003 của TCT ĐSVN về việc"Hướng dẫn xây dựng bộ máy giúp việc của các XNVTĐS, các ga trực thuộc các Công ty VTHKĐS, VTHHĐS”

- Quyết định số 617/QĐ-ĐS-TCCB ngày 16/5/2005 của Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN về việc"Phân cấp duyệt ĐGTL, quyết định nâng lương, tuyển dụng lao động thuộc thẩm quyền của TGĐ cho các đơn vị thuộc TCT ĐSVN"

- Quyết định số 806/QĐ-ĐS-TCCB ngày 28/6/2005 của Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN ban hành"Quy định tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc trong TCT ĐSVN”

- Công văn số 2294/ĐS-TCCB ngày 23/9/2005 của Tổng công ty ĐSVN hướng dẫn xây dựng kế hoạch sử dụng lao động.

- Công văn số 2136/ĐS-TCCB ngày 29/9/2006 của Tổng công ty ĐSVN thực hiện quy định tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động

- Công văn số 2773/ĐS-TCCB ngày 12/12/2006 của Tổng công ty ĐSVN về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương.

* Các văn bản của Công ty VTHKĐS Hà Nội:

- Công văn số 1055 CV/TCCB-LĐ ngày 22/8/1998 của Tổng giám đốc XNLHVTĐS KVI về việc bố trí lao động hệ ga, tàu

- Công văn số 58 QĐ-CTHK-TCCB-LĐ ngày 19/2/2004 của Tổng giám đốc Công ty VTHKĐS HN về việc "Quy định mô hình tổ chức và định biên bộ máy giúp việc"

- Công văn số 1801/KHN-TCCB-LĐ ngày 18/12/2006 của Tổng giám đốc Công ty VTHKĐS HN hướng dẫn xây dựng định biên lao động hệ vận tải năm 2007

- Công văn số 444/KHN-TCCB-LĐ ngày 30/3/2011 của Tổng giám đốc Công ty VTHKĐS HN hướng dẫn xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương năm 2011

Công tác chuẩn bị số liệu

Để có số liệu tính toán định biên lao động năm 2013, Công ty thống nhất các đơn vị lấy số liệu thực hiện sản lượng chính thức năm 2012, gồm các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Số lượng HK, HL tính đổi lên tàu tại ga năm 2012 (tính bình quân ngày/đêm)

- Số tấn hàng hóa xếp, dỡ năm 2012 (tính bình quân ngày/đêm) - Số đoàn tàu đón, gửi năm 2012 (tính bình quân ngày/đêm)

- Thời gian dồn các loại tác nghiệp năm 2012 (tính bình quân ngày/đêm)

- Số toa xe xuất+ nhập năm 2012 (tính bình quân ngày/đêm) - Km tàu khách địa phương

Các bước tiến hành tính định biên lao động cho các chức danh

Để có cơ sở cho các đơn vị bố trí lao động ở các Ga, Trạm, Đội, Công ty yêu cầu các đơn vị tiến hành xây dựng định biên lao động năm 2012 cho các chức danh làm công tác vận tải ở các Ga, Trạm, Đội thuộc đơn vị quản lý

- Tính số lao động chạy tàu cần thiết: (Tính lao động riêng cho từng Ga, Trạm, Đội)

+ Tiêu chuẩn bố trí chế độ ban làm việc đối với lao động chạy tàu: Gồm các chức danh sau đây: Điều độ ga, Trực ban chạy tàu (trong, ngoài), Gác ghi, Móc nối, Trưởng dồn, Dẫn máy, Điểm xa.

+ Căn cứ Biểu đồ chạy tàu hiện hành trên tuyến, số đôi tàu đón gửi trong một ngày đêm năm 2012 làm căn cứ để xác định số ban làm việc, số chức danh cần thiết để tính ra lao động chạy tàu (theo công văn 1055 và 2294)

- Tiêu chuẩn bố trí chế độ ban làm việc đối với lao động làm công tác chạy tàu gồm: Điều độ ga, Trực ban chạy tàu, Trưởng dồn, Dẫn máy, Móc

nối, Gác ghi… (lao động công nghệ, bổ trợ) (theo công văn 1055). Ngoài ra các đơn vị căn cứ biểu đồ chạy tàu khách hiện hành để tính số lao động phục vụ vận chuyển hành khách.

- Chỉ tiêu SPCĐ cho từng hệ (theo cơ chế kế hoạch 638) của Công ty, cụ thể:

+ Hệ vận chuyển: Hành khách lên tàu tính đổi theo ga bán vé, Đoàn tàu đón gửi, Tấn xếp dỡ hàng hóa, Xe Km tàu khách địa phương

+ Hệ vận dụng toa xe: Xe Km tàu khách thống nhất, Xe Km tàu khách địa phương

+ Hệ sửa chữa toa xe: Số lượng toa xe sửa chữa nhỏ theo từng loại xe - Kế hoạch sử dụng lao động: Căn cứ sản lượng kế hoạch được công ty giao cho các đơn vị.

Lao động sau khi tính toán được phân bổ theo chức danh trong báo cáo Thống kê lao động thu nhập (mẫu quy định của ngành) vào từng chỉ tiêu sản phẩm công đoạn. Đối với lao động liên quan đến công tác hàng hóa (tấn xếp, dỡ) thì tách riêng, đối với lao động bổ trợ, quản lý các đơn vị phân bổ với tỷ lệ theo thực tế.

Vận dụng tính toán định mức lao động cho các đơn vị thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.

Tổng số lao động của ga được tính riêng cho từng bộ phận. Số lao động theo từng chức danh cho mỗi bộ phận ở ga phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình thiết bị, mặt bằng hoạt động sản xuất của ga cũng như khối lương nhiệm vụ sản xuất.

Trong Thông tư 23/1998/TT-BGTVT quy định cho các đối tượng: - Công nhân khám, chữa, chỉnh bị dầu máy, toa xe, tại các trạm đầu máy, toa xe và công nhân cấp nhiên liệu, vật liệu, nước cho đầu máy, toa xe;

- Nhân viên điều hành, quản lý đầu máy, toa xe phục vụ tại các trạm đầu máy, toa xe, trạm công tác trên tàu;

- Điều độ ga, điều độ tại các trung tâm;

- Trực ban, trưởng đồn, gác ghi, móc nối, dẫn máy;

- Nhân viên kiểm tra hàng hoá, toa xe, phục vụ hành khách, vận chuyển hàng hoá, nhân viên bảo vệ tại các ga, trạm;

- Công nhân vệ sinh toa xe; - Công nhân gác đường ngang;

- Công nhân tuần, gác, bảo vệ cầu, hầm, đường sắt;

- Công nhân thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm và các cung nguồn, tổng đài.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

a) Các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có khối lượng nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ thì:

- Lên ban không quá 6 giờ, xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban.

b) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, bận rộn liên tục ngày đêm có thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ và phải mất từ 1 đến 2 giờ để làm nhiệm vụ giao nhận ban thì:

- Lên ban không quá 8 giờ, xuống ban ít nhất 22 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 22,5 ban, hoặc:

- Lên ban không quá 12 giờ, xuống ban ít nhất 22 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 15 ban.

c) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày là 24 giờ thì:

- Lên ban không quá 8 giờ, xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban, hoặc:

- Lên ban không quá 12 giờ, xuống ban ít nhất 22 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 17,5 ban.

d) Các chức danh làm việc tại những nơi khối lượng công việc tương đối nhiều, nhưng không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết trong ngày không quá 16 giờ thì:

- Lên ban không quá 8 giờ, xuống ban ít nhất 10 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 21 ban; người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban.

đ) Các chức danh làm việc tại những nơi khối lượng công việc không nhiều, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12 giờ thì: lên ban không quá 12 giờ, xuống ban ít nhất 10 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban.

e) Các chức danh làm việc tại những nơi khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 8 giờ thì:

- Lên ban không quá 16 giờ, xuống ban ít nhất 8 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 3 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban.

Thời giờ làm thêm trong 1 tháng không quá 39 giờ đối với các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Thời giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ.

Trong Công văn 359 QĐ/TCCB ngày 23/4/1998 của Liên hiệp ĐSVN (nay là Đường sắt Việt Nam) hướng dẫn thực hiện TT/23/1998 quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho các chức danh trong ngành vận tải đường sắt có quy định 6 chế độ ban làm việc như sau:

Bảng 3.2: Chế độ ban làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động Chế độ ban T lên ban

(giờ) T xuống ban (giờ) Số ban/tháng (ban) Ghi chú Chế độ 4 ban 6 18 26 156h Chế độ 3,5 ban 8 22 22,5 180h 12 22 15 12 44 Chế độ 3 ban 8 12 26 208h 12 22 17,5 210h Chế độ 2,5 ban 12 10 26 312h 24 20 10,5 ban ghép Chế độ 2 ban 12 10 26 312 24 20 13 ban ghép Chế độ 1,5 ban 16 8 26 416h 48 24 8,7 ban ghép

Chú ý: - T lên ban là thời gian quy định có mặt trong một ban - T xuống ban là thời gian nghỉ để chuyển ban

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

Cơ sở để xác định cho người lao động làm việc theo 6 chế độ ban đã quy định tại khoản 2, mục A, phần II của Thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 07/02/1998 là thời gian thực hiện công việc cần thiết thực tế trong một ngày đêm (24h liên tục) của chức danh (Tban). Tban được tính theo công thức:

Tban = Ttn + Tck

Trong đó: - Ttn là thời giờ tác nghiệp cần thiết để làm công việc theo quy định

- Tck là thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc (giao nhận ban) * Khi Tban <= 8 giờ: áp đụng chế độ 1,5 ban, số ban bình quân trong 1 tháng là 26 ban hoặc ban ghép, số ban bình quân trong tháng là 8,7 ban.

* Khi 8 giờ < Tban <=12 giờ: áp dụng chế độ 2 ban, số ban bình quân tháng là 26 ban hoặc ban ghép, số ban bình quân trong tháng là 13 ban.

* Khi 12 giờ < Tban <=16 giờ: áp dụng chế độ 2,5 ban, số ban bình quân tháng là 21 ban hoặc ban ghép, số ban bình quân trong tháng là 10,5 ban.

* Khi 16 giờ < Tban <=24 giờ: áp dụng chế độ 3 ban. * Khi 24 giờ < Tban <=28 giờ: áp dụng chế độ 3,5 ban.

* Thời giờ làm việc cần thiết trong ngày là 24 giờ/24 giờ, áp dụng chế độ 4 ban. Số ban bình quân tháng là 26 ban. Chế độ 4 ban chỉ áp dụng cho các chức danh làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, có khối lượng công việc nhiều, liên tục ngày đêm.

Chế độ làm việc theo ban lấy 26 ngầy/tháng làm tiêu chuẩn, số ban bình quân tháng là số ban tương ứng 26 ngày, bao gồm ban làm việc, ban nghỉ nhưng được hưởng lương theo quy định của Bộ Luật lao động, thực hiện đủ số ban bình quân là đủ lương tháng (26 ngày).

Việc nghỉ tại chổ trong thời gian thường trực khi lên ban chỉ áp dụng đối với các chế độ ban 2,5 ban, 2 ban, 1,5 ban. Trước khi xuống ban phải thực hiện giao ban.

Các đơn vị căn cứ khối lượng tác nghiệp, nhiệm vụ của từng chức danh và hao phí lao động hợp lý thực hiện các tác nghiệp, nhiệm vụ để xác minh thời giờ làm việc cần thiết thực tế trong ngày của chức danh (Tban) làm cơ sở áp dụng chế độ ban theo quy định.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w