Đánh giá thành tích công tác

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 29 - 31)

Đánh giá thành tích công tác là đo lường kết quả công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra.

Đánh giá thành tích công tác nhân viên sẽ có tác dụng lên cả tổ chức lẫn cá nhân. Những người thường có thành tích không cao hoặc không tin vào đánh giá là công bằng, hợp lý sẽ cảm thấy lo lắng,không an toàn khi làm việc trong tổ chức. Ngược lại những nhân viên thực hiện công việc tốt, có nhiều tham vọng, cầu tiến sẽ coi việc đánh giá thành tích công tác là cơ hội giúp họ khẳng định vị trí của mình trong tổ chức và cơ hội thăng tiến. Các thông tin đánh giá thành tích công tác sẽ giúp tổ chức, đơn vị.

- Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên, cung cấp các thông tin cơ bản, dựa vào đó các doanh nghiệp mới có thể đưa ra quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương của nhân viên.

- Giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ hội xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên.

- Giúp cho các cán bộ nhân sự và các nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của nhân viên. * Nội dung trình tự đánh giá thành tích công tác:

Bước 1: Xác định công việc: là sự thống nhất giữa cán bộ nhân sự và nhân viên về:

- Doanh nghiệp mong đợi nhân viên thực hiện cái gì

- Những tiêu chuẩn mẫu, căn cứ vào đó sẽ tiến hành đánh giá thành tích công tác của nhân viên.

Bước 2: Đánh giá thành tích công tác nghĩa là so sánh việc thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu.

Bước 3: Cung cấp thông tin phản hồi

Có thể thực hiện một lần khi việc đánh giá kết thúc hoặc nhiều lần trong suốt quá trình đánh giá, điều này phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc. * Các phương pháp đánh giá thành tích công tác phổ biến bao gồm:

- Thang điểm: Khá phổ biến, đơn giản, đánh giá nhanh.

- Xếp hạng luân phiên: tăng dần từ yếu đến giỏi hoặc ngược lại. - So sánh cặp: từng nhân viên được đem so sánh và xếp hạng. - Theo tiêu chuẩn công việc: về số lượng, chất lượng, thời gian.

- Quản trị theo mục tiêu (MBO): mức độ hoàn thành của các mục tiêu. - Phương pháp đánh giá 360 độ: mình được quyền đánh giá mọi người và mọi người được quyền đánh giá mình.

Tùy theo hoàn cảnh và môi trường cụ thể mà mỗi tổ chức áp dụng các phường pháp khác nhau, có thể áp dụng đồng thời nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong đánh giá thành tích công tác.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 29 - 31)