Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 26 - 29)

Đào tạo là một quá trình học tập lý luận và kinh nghiệm để tìm kiếm một sự biến đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cho cá nhân có them năng lượng thực hiện công việc. Nhờ đào tạo mà người lao động tăng

thêm hiểu biết, đổi mới phương pháp, cách thức, kỹ năng, thái độ làm việc và thái độ đối với cộng sự.

Trong pháp triển nhân sự cũng cần đào tạo. Giữa đào tạo và đào tạo cho pháp triển nhân sự giống nhau ở chổ: cũng có mục đích nâng cao trình độ lao động và đều gắn với học tập. Song khác ở chỗ: đào tạo định hướng cho hiện tại, chủ yếu tập trung vào công việc hiện tại của mỗi cá nhân, tăng cường các kỹ năng và khả năng đặc biệt để thực hiện công việc còn đào tạo cho phát triển nhân sự là đào tạo định hướng cho tương lai, tập trung vào sự phát triển cho cá nhân, nhân viên và đáp ứng mục tiêu chiến lược con người.

1.2.4.1 Một số nguyên tắc đào tạo nguồn nhân lực

- Xác định đúng đối tượng cần đào tạo - Đào tạo lý luận kết hợp thực hành.

- Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lại với nâng cao khả năng tự bồi dưỡng. - Đào tạo liên tục để có đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm. Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo cần phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức.

Công tác đào tạo có hiệu quả trước hết phải xác định được lợi ích đào tạo xuất phát từ nhu cầu đào tạo đối của đối tượng đào tạo, bởi phần lớn đối tượng đào tạo của doanh nghiệp là những người đã trưởng thành và chỉ tiếp thu những kiến thức mới mẽ, phù hợp với công việc và gắn với tương lai phát triển của họ. Nhu cầu đào tạo chỉ tồn tại khi nhân viên thực sự thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc.

Việc đánh giá lại nhu cầu đào tạo không những giúp cho công tác đào tạo của doanh nghiệp hạn chế chi phí mà còn có cái nhìn rộng hơn về việc đánh giá công việc nhân viên. Đánh giá nhu cầu đào tạo chính là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin để làm rõ hơn nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc.

1.2.4.2. Phương pháp đào tạo

Các phương pháp đào tạo có thể phân thành 2 loại: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Đào tạo trong công việc

Học việc: với các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức đào tạo này để vận dụng nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao, cho nhân viên học tập kỹ năng làm việc mới thông qua quan sát đồng nghiệp hoặc cấp trên, qua các hình thức kèm cặp, đỡ đầu, cố vấn để người có nhiều kinh nghiệm chia sẽ kinh nghiệm giúp người khác phát triển mục tiêu nghề nghiệp lâu dài. Hình thức này thích hợp với đào tạo nhân viên mới chuyển vị trí công tác hoặc dự kiến bổ nhiệm vị trí cao hơn.

- Đào tạo bằng giới thiệu công việc.

+ Ưu điểm: Chi phí đào tạo thấp, phù hợp với công việc cần kỹ năng thực hành, khó mô tả (công nhân kỹ thuật điện tử viễn thông, giao dịch khách hàng).

+ Nhược điểm: Năng suất lao động giảm khi người lao động học tập để nâng cao kỹ năng của họ bằng các hình thức đào tạo trong công việc và ngoài công việc.

Đào tạo ngoài công việc: - Các bài giảng trên lớp - Chiếu video và chiếu phim

- Tiến hành các bài tập tình huống. Phân tích tình huống, tập ra các quyết định.

- Đào tạo dựa vào tin học, lập phương trình trên máy để bắt chước - Tham quan khảo sát trong, ngoài nước, tổ chức các diễn đàn, hội nghị khoa học.

+ Ưu điểm: Đào tạo căn bản, có hệ thống + Nhược điểm: Tốn kém chi phí

1.2.4.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo

Hiệu quả của công tác đào tạo không chỉ là điểm số, chứng chỉ cuối khóa học. Kết quả quan trọng nhất của công tác đào tạo phải là kết quả thực hiện công việc. Kết quả này chỉ có thể đạt được khi người được đào tạo áp dụng kiến thức đào tạo vào thực tế.

Trên góc độ người quản lý, kết quả thu được từ công tác đào tạo phải là: - Có hay không những thay đổi của nhân viên trong công việc của họ? - Có tồn tại về công việc trước khi đào tạo có được giải quyết? - Chi phí đào tạo bỏ ra có xứng đáng với kết quả đào tạo? - Hiệu quả cuối cùng của đào tạo là gì?

- Những kiến thức mới có được nhân viên áp dụng không? - Điểm mạnh gì nhân viên bộc lộ sau đào tạo?

- Mong muốn cá nhân về phát triển nghề nghiệp?

Tóm lại, công tác đào tạo chỉ thực sự thành công khi kết quả đào tạo là một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và thái độ hợp tác làm việc lâu dài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực hệ chạy tàu ga thuộc công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w