4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
2.2.2. Vấn đề định hướng phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà
ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, hành chính của cả nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội hiện nay có 30 Ban trị sự Phật giáo cấp quận/huyện trực thuộc, số lượng tăng ni chính thức là 2.060 người, số lượng tự viện có 1.632 ngôi [phụ lục 3]. Đây là sự kế thừa, hội tụ tinh hoa truyền thống Phật giáo được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước. Trong quá trình tồn tại, phát triển những giá trị, tư tưởng của Phật giáo đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội, góp phần quan trọng vào việc định hướng nhân cách, lối sống của người Hà Nội tạo nên hình mẫu “Người Hà Nội văn minh - thanh lịch” biểu tượng cho nền văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh những giá trị tích cực, vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả, của tư tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà lợi nhuận, lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu; sức mạnh của đồng tiền chi phối mọi mối quan hệ xã hội, khi cái tôi cá nhân được tôn sùng hơn tập thể. Hà Nội hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân bất chấp pháp luật, đạo đức, luật nhân quả chà đạp lên cái tốt để đạt được mục đích kinh tế, không nghĩ đến những hậu quả mà hành vi có thể gây ra cho bản thân và cộng đồng xã hội...
Thực tiễn ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, đòi hỏi trong hoạt động xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân cần có những nội dung nhằm góp phần giúp nhân dân Hà Nội nhận thức đúng hơn về luật nhân quả trong Phật giáo và thực hành nó trong đời sống hằng ngày. Các hoạt động tuyên truyền vận động của chính quyền cần phối hợp với các chức sắc Phật giáo giảng giải để mọi người hiểu được rằng, tu theo Phật, làm theo luật nhân quả phải căn bản phải như thế nào. Phật ở trong “Tâm” mỗi người, không phải cứ đi lễ chùa, cởi bỏ “tấm áo bụi trần”, xuống tóc đi tu mới là thành tâm với Phật,
mới theo đúng nhân quả và trở thành đệ tử của Phật. Những ai yêu mến, có cảm tình với đạo Phật, đều có thể trở thành phật tử, cốt ở cái “Tâm” mỗi người. Cũng không phải cứ lên chùa, sắm lễ vật lớn, mâm cao cỗ đầy, cung tiến cho nhà chùa nhiều tiền của mới là thành tâm, mới mong đến được bên Đức Phật, mới làm theo đúng nhân quả. Do vậy, một vấn đề cũng cần đặt ra ở đây là phải nâng cao hơn nữa sự nhận thức chính trị của một bộ phận nhân dân Hà Nội về việc tu Phật, cầu Phật, hành thiện theo nhân quả. Những việc này, thực chất là cách để tạo ra vị Phật, luật nhân quả trong lòng mỗi người ngày càng lớn thêm, nhân quả ngay trong suy nghĩ và hành động của mỗi người ngày càng trong sáng hơn, hành thiện hơn trong việc cứu độ cho mình và cho người. Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền trong thực hiện chính sách tôn giáo, trong tiến hành công tác tuyên truyền, vận động để mỗi người hiểu đúng giá trị đích thực và những hạn chế của Phật giáo nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội.
Trong xây dựng đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, bằng nhiều con đường biện pháp giáo dục, vận động phải làm cho hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần. Sức mạnh bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, định hướng con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước, ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa từng bước định hướng, dẫn dắt phát huy mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả, của tôn giáo nói chung trong đời sống tinh thần nhân dân. Thực tiễn trong đời sống tinh thần nhiều người dân Hà Nội hiện nay vẫn có mặt còn thiếu tính định hướng khoa học, cách mạng. Một bộ phận nhân dân đã nhận thức không đúng về hành vi đi chùa, lễ Phật, làm theo nhân quả, họ đã vô hình biến Phật thành cái vạn năng với đầy đủ quyền năng và pháp lực. Điều này cũng có nghĩa, con người đang biến dần sức
mạnh bên trong đời sống tinh thần thành sức mạnh ở bên ngoài đời sống tinh thần xã hội; biến sức mạnh trần thế thành sức mạnh siêu trần thế... Tại vùng nông thôn, ngoại thành một bộ phận nhân dân đi lễ chùa, coi đó là sự thành tâm của mình với mong muốn cầu bình an, phúc lộc. Họ đến chùa vì quan niệm Phật là thiện, là cứu khổ cứu nạn, phù hộ độ trì… thì đây cũng chính là một trong những biểu hiện người ta không tin vào hiện thực cuộc sống, tin vào chủ trương dân chủ, công bằng xã hội; tin vào sự nghiêm minh của pháp luật xã hội đối với những hành vi, việc làm sai trái... Do đó, chính những yếu kém trong quản lý xã hội, thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nguyên nhân dẫn đến lòng tin mù quáng của không ít người vào thánh thần, vào Bồ Tát, Đức Phật. Họ cần một lực lượng siêu trần thế che trở, động viên và nó cũng là cơ sở để cho các hoạt động mê tín có điều kiện phát triển.
Dưới tác động của đời sống xã hội Hà Nội vẫn còn biểu hiện những tiêu cực, tạo cơ sở cho tồn tại tham, sân, si trong mỗi người và cộng đồng. Thực tiễn đó làm cho luật nhân quả trở nên tán loạn, biến dịch, dao động, trở thành căn nguyên ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Do đó, trước sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở nước ta, giữ vững định hướng chính trị hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, của luật nhân quả là rất cần thiết. Bởi khi đó, đời sống tinh thần của người Hà Nội sẽ trở nên lành mạnh, định hướng đến thiện nhiều hơn, nhân bản hơn. Thực hành theo luật nhân quả không chỉ xuất phát từ lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích mọi người, lợi ích quần sinh xã hội. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm giảm đi ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.