Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho người Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 113 - 121)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho người Hà Nội hiện nay

Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho người Hà Nội hiện nay

Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò chủ đạo bảo đảm cho nhận thức và hành động người dân Hà Nội trong việc phát huy mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả nói riêng và tôn giáo nói chung một cách đúng đắn. Giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng nói chung và về các vấn đề tôn giáo nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với nâng cao nhận thức, củng cố thái độ, niềm tin, định hướng hoạt động cho người dân Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở có thế giới quan khoa học, cách mạng người dân tự giác điều chỉnh việc tiếp nhận ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng của mình. Để hiện thực hóa giải pháp này cần tiến hành tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức về hạt nhân hợp lý của luật nhân quả trong tiến hành công tác vận động, tuyên truyền trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay.

Nâng cao chất lượng công tác vận động, tuyên truyền chính trị tư tưởng trong nhân dân là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng rất quan trọng để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung hiện nay. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong đó vai trò nòng cốt thực hiện là tổ

chức đảng, tổ chức chính quyền, các đoàn thể quần chúng và lực lượng tuyên truyền viên ở cơ sở. Đội ngũ này với nhận thức, thái độ, trách nhiệm chính trị cao đối với công tác tuyên truyền chính trị tư tưởng góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cách mạng trong quần chúng nhân dân. Thông qua vận động, tuyên truyền nhân dân từng bước hiểu và điều chỉnh việc tiếp nhận ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo. Kết quả là tự tạo ra “sức mạnh nội lực” bảo đảm phát huy tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Các lực lượng tuyên truyền vận động nhân dân tập trung vào nội dung xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, góp phần thúc đẩy đời sống tinh thần của địa phương phát triển lành mạnh, nên họ phải rất kiên trì, chống tư tưởng giản đơn, nóng vội trong tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền vận động.

Công tác vận động, tuyên truyền cần tính đến trình độ dân trí, điều kiện sinh hoạt, gắn với từng lĩnh vực hoạt động của người Hà Nội, làm tốt điều này có ý nghĩa quan trọng trọng việc phân loại các đối tượng trong tuyên truyền, vận động, để phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và các tổ chức. Theo đó, cần phát huy tối đa sức mạnh trong tuyên truyền, vận động ở các tổ dân phố, khu phố những người có uy tín trong xã hội, những người cao tuổi trong gia đình đề lan tỏa ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Phát huy vai trò của tổ chức đoàn, các cơ quan làm việc trong tuyên truyền, vận động, nhờ đó tạo ra sức mạng đồng bộ của cả hệ thống, rộng khắp trong tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về hạt nhân hợp lý của luật nhân quả.

Mặt khác, muốn làm chủ được ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí ở các khu dân cư. Quán triệt quan điểm của Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng về: “Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng” [45, tr.128] vào nội dung giáo dục, tuyên truyền để nâng

cao nhận thức người Hà Nội hiện nay. Qua giáo dục, tuyên truyền nội dung này làm cho người Hà Nội hiểu rõ quan điểm của Đảng về tôn giáo để củng cố niềm tin vào định hướng của Đảng và tổ chức thực hiện của các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc ở phương diện này. Bên cạnh đó là thường xuyên cập nhật kết quả nghiên cứu khoa học, những thông báo thời sự dung nạp vào nội dung giáo dục, tuyên truyền ở từng cấp phù hợp. Những kết quả hoạt động của Hội Phật giáo đối với thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, chung tay xây dựng đất nước; nhưng tấm gương sáng về thể hiện đức tính tốt đẹp, hành vi hướng thiện và những suy nghĩ, hành vi lợi dụng Phật giáo chống đối đều phải được kịp thời đưa vào nội dung giáo dục, tuyên truyền. Những nội dung trên phải được các cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức năng kiểm duyệt, xử lý thông tin có tính khoa học và phù hợp với quan điểm của Đảng.

Bắt đầu từ nhận thức về bản chất và về trình độ, tính chất ảnh hưởng của luật này, nhận thức về bản chất, về sự ảnh hưởng phải ở trình độ nhất định mới phân định được mặt tích cực và tiêu cực. Đây là biện pháp giải quyết từ nguồn gốc nhận thức, tình cảm của tôn giáo nói chung và luật nhân quả trong triết học Phật giáo nói riêng. Nhận thức của con người ở trình độ thấp thì tôn giáo phát triển theo hướng tiêu cực là cơ bản. Nhận thức cao thì con người hiểu được mặt tích cực và mặt tiêu cực và chủ động, tự nguyện thoát ra khỏi ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời khai thác được nội dung, giá trị, ảnh hưởng tích cực làm giàu đời sống văn hóa, hướng thiện. Việc làm chủ quá trình nhận thức ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội là trách nhiệm chung của toàn bộ dân cư Hà Nội, không phải riêng cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu.

Nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân Hà Nội về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần con người Hà Nội hiện nay là một quá trình mang tính tích cực, chủ động của tất cả các chủ thể. Tính tích cực, chủ động của các chủ thể bao hàm tính thống nhất về chủ trương, chương trình

từ trên xuống dưới cấp cơ sở. Quá trình này nằm trong quỹ đạo chung của toàn bộ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc từ trung ương đến thành phố và quận huyện, khu phố; đến gia đình và đến từng hoạt động lễ hội... Sự thống nhất này biểu hiện tập trung nhất trong định hướng nhận thức cho quần chúng nhân dân về ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực một cách cụ thể.

Trách nhiệm, chủ thể của công tác tuyên truyền là toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự hướng dẫn của các tổ chức chuyên môn, chuyên trách thuộc hệ thống chính trị. Do đó, các nội dung, hình thức lồng ghép tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng với hạn chế ảnh hưởng của luật nhân quả phải rất mềm dẻo, đa dạng, mang tính phổ thông hóa. Vì thực tiễn công tác tuyên truyền vận động hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo là rất khó khăn bởi tính độc lập của hình thái ý thức tôn giáo với sức nặng về mặt tâm lý và tư tưởng Phật giáo trong đời sống tinh thần người dân Hà Nội. Nội dung tuyên truyền vận động là mặt tích cực với các nội dung hướng thiện của luật nhân quả, truyền thống đấu tranh của các Phật tử trong chống giặc ngoại xâm và phần tử lợi dụng. Cùng với nó là phê phán, hạn chế mặt ảnh hưởng tiêu cực. Cách thức tuyên truyền vận động đổi mới phù hợp với đặc điểm của Phật giáo, luật nhân quả trong triết học Phật giáo; khắc phục biện pháp vận động cực đoan hoặc nhượng bộ buông xuôi.

Về phương pháp giáo dục, tuyên truyền cần được các chủ thể nắm vững nguyên tắc cơ bản và linh hoạt trong vận dụng. Cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo “cá biệt hóa” trong giáo dục, tuyên truyền để hình thành phương pháp phù hợp. Những căn cứ để xác định phương pháp là: đặc điểm về lứa tuổi; về nghề nghiệp; truyền thống văn hóa khu dân cư…, để xác định phương pháp giáo dục, tuyên truyền. Đặc biệt phát huy hệ thông tin truyền thanh nội bộ để cụ thể xác định nội dung, phương pháp phù hợp để những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những bản tin cập nhật được kịp thời chuyển tải vào nhận thức người Hà Nội một cách thiết thực.

Hai là, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị để tuyên truyền vận động, làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Trên cơ sở quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, các lực lượng thống nhất nhận thức nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân Hà Nội; về bản chất phát huy mặt tích cực, bổ sung, làm giàu tri thức, giá trị nhân đạo, nhân văn người Hà Nội. Hướng tới củng cố thái độ niềm tin đối với mặt tích cực và thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Cần được các chủ thể cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quán triệt và cụ thể hóa vào từng chức năng, nhiệm vụ của mình. Cùng một nội dung thực hiện nhưng ở các chủ thể khác nhau thì có nhiệm vụ, trách nhiệm khác nhau. Đối với các cấp ủy đảng phải có nghị quyết lãnh đạo, đặc biệt là nghị quyết chuyên đề. Trong các nghị quyết này phải có chương trình hành động cụ thể, xác định rõ chức trách của từng cáp ủy viên và qua chất lượng công tác đánh giá mức độ hòan thành nhiệm vụ. Các cấp chính quyền địa phương cụ thể hóa thành nội dung chỉ đạo, tổ chức, quản lý đặc biệt là tổ chức hoạt động và quản lý công tác giáo dục, tuyên truyền. Các cơ quan, tổ chức khác bám chắc vào chức năng nhiệm vụ, năng động, chủ động nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt là bộ phận làm công tác giáo dục, tuyên truyền thường xuyên đổi mới phương pháp, bám sát định hướng của nghị quyết, sự chỉ đạo của chính quyền nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với bộ phận này, cần quán triệt, vận dụng quan điểm của Đảng về: “ Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn, khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam” [45, tr.129] vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình một cách sát thực.

Từng bước làm chuyển hóa từ nhận thức, thái độ, niềm tin tiến đến hành vi ứng xử trong hoạt động, quan hệ ứng xử đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay. Mục đích tuyên truyền là hướng đến phát huy mặt tích cực, ảnh hưởng tích cực, thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực cùng tiến đến sự đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Kết hợp giữa giữ vững định hướng của tổ chức đảng, chính quyền với công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận Tổ quốc một cách thống nhất, chính thống. Trong tuyên truyền vận động cần sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học vào xác định những nội dung cụ thể về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong các nội dung vận động tuyên truyền cần tập trung vào quán triệt Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá VI về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Thông báo số 145 và Chỉ thị 37/CT-TW của Bộ Chính trị khoá VIII về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo. Làm rõ những quy định cơ bản trong các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo như: Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 26/NĐ-CP của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo. Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Đảng về công tác văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng hiện nay đó là: “Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng” [45, tr.128] vào nội dung tuyên truyền, giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó, mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương cụ thể hóa vào nội dung nâng cao nhận thức cho quần chúng về ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội một cách cụ thể, phù hợp với trình độ dân trí, tính chất văn hóa, tôn giáo, tầng lớp xã hội trong địa bàn của mình. Đây là nội dung phải được cụ thể hóa làm cơ sở cho toàn bộ những bước đi thực thực hiện

các biện pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáp đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở những định hướng mỗi chủ thể ở vị trí, vai trò đã được xác định theo quy định cụ thể hóa vào chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, tuyên truyền cho quần chúng về ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần con người Hà Nội trong lịch sử và hiện nay. Trong chương trình, nội dung, phương pháp tuyên truyền xác định rõ đối tượng cần nâng cao nhận thức, và trách nhiệm của từng chủ thể ở cương vị, vị trí, vai trò cụ thể. Chương trình nội dung tuyên truyền, giáo dục thống nhất với cái chung của toàn thành phố và cụ thể hóa có tính đặc thù vào từng đối tượng cụ thể. Đối tượng này bao gồm toàn bộ người Hà Nội với nghĩa chung nhất là mỗi công dân, thành viên không phân biệt cương vị, chức trách trong hệ thống chính trị, tôn giáo, tầng lớp xã hội… Có thể cụ thể hóa là những người có hộ khẩu thuộc thành phố Hà Nội quản lý. Mối một đối tượng cũng cần cụ thể hóa về nội dung, chương trình giáo dục, tuyên truyền sao cho phù hợp, nhưng vẫn bảo đảm sự thống nhất trong một chương trình chung. Mục đích là mỗi con người cụ thể dù ở tầng lớp xã hội nào, địa danh nào đều được xác định trong đối tượng nhận thức về ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả. Trách nhiệm thực hiện nội dung này là của tất cả người Hà Nội. Mỗi chủ thể đều có vai trò, trách nhiệm đối với hoàn thiện chương trình, nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về nội dung ảnh hưởng này. Tuy nhiên trách nhiệm có sự khác nhau tùy theo chức trách, cương vị cụ thể. Đối với các chủ thể thuộc hệ thống lãnh đạo có chủ trương cụ thể. Chủ trương này từ đường lối, quan điểm của Đảng cụ thể hóa vào nghị quyết lãnh đạo chung của Thành phố. Trên cơ sở đó các cấp ủy đảng tiếp tục cụ thể hóa vào cấp của mình với toàn bộ những nét đặc thù của địa danh, đặc điểm dân cư,

văn hóa, tôn giáo… Từ định hướng, chủ trương chung, các chủ thể có trách nhiệm cụ thể hóa để hình thành nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục một cách sát hợp. Đây là biện pháp có tính khai thông cho những biện pháp tiếp theo ở các cấp cơ sở.

Trên cơ sở những định hướng, nội dung được cụ thể hóa, chủ thể thuộc bộ phận chuyên trách tiếp tục cụ thể hóa một bước cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Các nội dung cụ thể hóa thống nhất với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các định hướng của các cấp lãnh đạo đơn vị cơ sở. Trong nội dung này phải bám sát tinh thần của Mặt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w