Kết hợp giữa nâng cao nhận thức với xây dựng, củng cố thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 121 - 127)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.1.2. Kết hợp giữa nâng cao nhận thức với xây dựng, củng cố thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng

dựng, củng cố thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng trong đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay

Kết hợp giữa nâng cao nhận thức về nội dung, giá trị ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực với việc xây dựng củng cố thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng trong đời sông tinh thần người Hà Nội là giải pháp quan

trọng. Nó tạo bước chuyển hóa giữa nhận thức chung với chiều sâu đời sống nội tâm của người Hà Nội. Thông qua thái độ, ý chí, niềm tin khoa học cách mạng, người Hà Nội tự phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần của mình. Thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng của quần chúng nhân dân trước ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo có ý nghĩa to lớn đối với thực hiện chủ trương phát huy giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, thực hiện thắng lợi xây dựng đời sống tinh thần người Hà Nội lành mạnh hiện nay. Hiện thực hóa giải pháp này cần thực hiện tốt các nội dung biện pháp sau:

Một là, tăng cường xây dựng thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng vào sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Biện pháp tăng cường xây dựng thái độ, ý chí, niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, vào thành công của chủ nghĩa xã hội là quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái cũ ngay trong đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Quá trình đó gắn liền với việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay trong tiến trình xây dựng xã hội mới. Quá trình đó phải mang tính đồng bộ, tích cực, trách nhiệm chung, không phải của riêng một chủ thể nào. Quá trình chuyển hóa từ nhận thức thành thái độ, niềm tin khoa học, cách mạng của mỗi quần chúng nhân dân về chủ nghĩa xã hội được hiểu như một bước nhảy vọt về chất trong đời sống tinh thần xã hội chủ nghĩa nói chung và đối với người Hà Nội nói riêng. Thực hiện bước chuyển hóa này là tạo động lực tinh thần cho phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Với ý nghĩa đó, thực hiện bước chuyển hóa này được hiểu như cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn biện chứng bên trong của mỗi con

người Hà Nội hiện nay. Mâu thuẫn giữa một bên là xu hướng cuốn hút vào ảnh hưởng tiêu cực một cách tự phát với một bên là chủ động tích cực phát huy những xu hướng, ảnh hưởng tích cực của xã hội mới. Quá trình giải quyết các mâu thuẫn trên gắn liền với những bước đào thải những ẩn chứa nội dung thế giới quan có tính chất duy tâm, mang tính tâm linh trong luật nhân quả của lý thuyết Phật giáo và phát huy được những giá trị có tính chất khoa học, cách mạng của ý thức xã hội chủ nghĩa làm lành mạnh đời sống tinh thần của mỗi quần chúng nhân dân người Hà Nội hiện nay. Để thực hiện tốt vấn đề trên, yêu cầu:

Đối với chủ thể là cấp ủy, chính quyền các cấp phải có trách nhiệm bám sát

những diễn biến ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong đời sống tinh thần quần chúng nhân dân để có những chủ trương sát hợp với tình hình thực tiễn phát triển. Sự bám sát này được đưa vào trong Nghị quyết lãnh đạo và kế hoạch hoạt động quản lý tốt tình hình diễn biến. Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên vừa là thành viên thuộc quần chúng nhân dân, vừa ở vị trí, vai trò lãnh đạo, chí đạo, tổ chức quản lý đời sống tinh thần xã hội thì họ phải trở thành chủ thể tích cực tự giác đấu tranh đào thải những tàn tích, dấu ấn mặt tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong bản thân mình. Tự chấn chỉnh mình trở thành tấm gương sáng về phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong môi trường văn hóa xã hội địa phương mình. Tạo uy tín đối với quần chúng qua những bước chuyển hóa từ nhận thức thành thái độ, niềm tin, ý chí, động cơ, trách nhiệm xã hội.

Phát huy trách nhiệm bộ phận chuyên trách tuyên truyền, giáo dục trong

định hướng xây dựng thái độ, động cơ, ý chí, niềm tin cho quần chúng. Đối với các chủ thể này cũng tự chấn chỉnh để trở thành tấm gương sáng trong môi trường xã hội, cộng đồng và nâng cao năng lực tuyên truyền, giáo dục có sức thuyết phục đối với quần chúng. Quá trình hiện bước chuyển hóa từ nhận thức thành thái độ, động cơ, ý chí, niềm tin cũng hoàn toàn tự tính tích cực, tự giác thực hiện đấu tranh giữa

hai xu hướng ngay trong đời sống tinh thần bản thân mình. Thực hiện nội dung này có có nghĩa giải quyết một bộ phận quan trọng thuộc quần chúng nhân dân trong phát huy mặt ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trong một bộ phận quần chúng nhân dân hiện nay.

Phát huy trách nhiệm của các tổ chức: đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ…, cùng hướng đến định hướng xây dựng, củng cố thái độ, động

cơ, ý chí niềm tin phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực từ ảnh hưởng luật nhân quả đến đời sống tinh thần con người Hà Nội hiện nay. Ở góc độ tiếp cận này, mỗi tổ chức trên là một chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Nó cũng có thể hiểu là một bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn Hà Nội. Trong quan hệ với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo cũng có trách nhiệm cụ thể thực hiện biện pháp này.

Mỗi tổ chức tự nhận thức trách nhiệm và giáo dục, rèn luyện hội viên một cách cụ thể để nâng cao nhận thức, xây dựng củng cố thái độ, niềm tin, ý chí đối với thực hiện nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần của chính tổ chức mình. Hướng xây dựng, củng cố thái độ, động cơ ý chí cho từng hội viên tạo sự thống nhất, tạo tính đồng thuận trong tư tưởng, tình cảm… cho hội viên. Ở phương diện này cần có biện pháp tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, tạo dựng dư luận mạnh mẽ theo hướng tôn vinh những tấm gương sáng, tính tích cực đối với của các hội viên thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và quy định của hội, đồng thời lên án những biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích của hội. Những thành viên của hội có dấu hiệu lệch chuẩn với tôn chỉ, mục đích, thậm chí sa đà vào lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo tuyên truyền hay hành nghề mê tín dị đoan. Sự trong sạch về đời sống tinh thần cộng đồng, xã hội

bằng những hiểu biết, thái độ động cơ trong sáng của mỗi hội viên là một tiêu chí đánh giá phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo.

Trong cộng đồng, tổ chức có những cá nhân theo các tôn giáo, dân tộc khác nhau phải thực hiện nghiêm chính sách đoàn kết giáo và lương; tự do tín ngưỡng, bình đẳng giáo, lương…, không tạo sự khác biệt, đố kỵ, chia rẽ mất đoàn kết. Theo tôn giáo nào là quyền tự do, đồng thời đều hướng đến những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực đều có ý nghĩa phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế mặt tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong đời sống tinh thần của hội viện. Đặc biệt trong một gia đình cũng là một chủ thể thuộc quần chúng nhân dân, thực hiện biện pháp này bằng những tấm gương sáng của những bậc cha mẹ. Mỗi cá nhân bậc cha mẹ, ông bà tự chấn chỉnh mình theo định hướng của các tổ chức để không sa đà vào mê tín dị đoan theo chiều hướng ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo. Đồng thời xây dựng gia đình theo tiêu chí của gia đình văn hóa để tạo môi trường tích cực truyền thụ giá trị tích cực từ luật nhân quả trong triết học Phật giáo cho các thế hệ sau.

Hai là, tăng cường định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Tăng cường và giữ vững định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thần người Hà Nội là vấn đề có tính nguyên tắc trong phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Biện chứng của mối quan hệ nhân quả cũng chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa chính trị và tôn giáo, đó là hai mặt khác nhau thuộc đời sống tinh thần xã hội, con người. Mặc dù tôn giáo có tính độc lập tương đối, nhưng trong xã hội có giai cấp, các vấn đề tôn giáo đều bị chính trị quyết định. Chính trị ở nước ta là chính trị xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giai cấp công nhân, gắn với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa quyết định

phương hướng, nội dung phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội theo hướng tiến bộ, tự giác. Các chủ thể trong đời sống tinh thần người Hà Nội phải nhận thức được vai trò quyết định của chính trị đối với việc lành mạnh hóa đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Trong mọi hoạt động đời sống tinh thần tôn trọng sự tự do tư tưởng, nhưng phải giữ vững được bản chất chính trị của giai cấp công nhân, của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, của hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một đời sống tinh thần mà không có chính trị tiến bộ định hướng sẽ phản ánh sai lầm, xuyên tạc, thiếu tính nhân văn phục vụ con người, sẽ không phát triển ổn định, vững chắc. Đời sống tinh thần người Hà Nội luôn luôn diễn ra sự kế thừa, phát triển, vận động phong phú, đa dạng những phải gắn với đường lối, quan điểm chính trị của Đảng, Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hà Nội. Mọi tầng lớp nhân dân Hà Nội được tự do sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần nhưng trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật, các quy định của Thành phố Hà Nội.

Tăng cường định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa trong đời sống tinh thần người Hà Nội quyết định việc khai thác ảnh hưởng tích cực, lọc bỏ ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Quá trình này phải gắn với phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, các chủ thể lãnh đạo, chính quyền Thành phố Hà Nội cần có chủ trương, chính sách đúng đắn về định hướng phát triển đời sống tinh thần lành mạnh cho người dân. Nó phải được chuyển hóa vào các nghị quyết, chỉ thị cụ thể đối với từng hoạt động thuộc đời sống tinh thần của người Hà Nội. Trong từng lĩnh vực đời sống tinh thần cần đẩy mạnh việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời có biện pháp phù hợp. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu cụ thể hóa một cách phù hợp, tự giác ở lĩnh vực tinh thần chuyên biệt, với từng nhóm người Hà Nội cụ thể.

Quá trình khai thác phát huy ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả, cần xem xét toàn diện, đặt giá trị nhân văn là yếu tố cốt lõi. Khai thác mặt ảnh hưởng tích cực, tiêu cực có thể tiến hành trên các lát cắt khác nhau như: ý thức tư tưởng Phật giáo và tâm lý xã hội. Các giá trị tích cực và tiêu cực ẩn chứa trong các giáo lý, giáo luật của nhà Phật hay trong tâm thức, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc, thói quen suy nghĩ của mỗi cá nhân, cộng đồng người Hà Nội. Hoạt động khai thác ảnh hưởng của luật nhân quả mới chỉ đem lại nguyên liệu thô, chứa đựng cả yếu tố tích cực, tiêu cực; có thể có nhiều giá trị, ít giá trị; thậm chí chỉ có giá trị ở thời điểm trước mà không có giá trị trong hiện nay đối với đời sống tinh thần người Hà Nội. Do đó, khai thác mặt ảnh hưởng tích cực phải luôn đi đôi với lọc bỏ biện chứng, giữ lại mặt tích cực, những giá trị trung thực, khách quan có ý nghĩa nhân văn trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Cần có biện pháp kiên quyết đấu tranh loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trong đời sống tinh thần người Hà Nội bằng cả vận động thuyết phục và hành chính, pháp luật. Mặt khác, phải bổ sung những giá trị mới của triết lý nhân quả trong đời sống tinh thần người Hà Nội, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của Thành phố Hà Nội ở hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w