Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Thành phố Hà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 127 - 133)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.1.3. Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Thành phố Hà

hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

Hoạt động quản lý lễ hội văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tốt là biện pháp quan trọng tạo môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh cho nhân dân nói chung và cho người Hà Nội nói riêng. Hoạt động đó tạo điều kiện để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Mặt khác định hướng xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ, tích cực cho người Hà Nội, sẽ góp phần phát triển niềm tin khoa học cách

mạng vào hiện thực cuộc sống cho người Hà Nội; đồng thời rèn luyện thói quen hành vi ứng xử văn hóa tinh thần lành mạnh. Những giải pháp pháp nâng cao nhận thức, xây dựng thái độ, niềm tin khoa học cách mạng của mỗi chủ thể cũng chỉ có ý nghĩa tạo động lực tinh thần trước ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, nhưng chưa thể đi vào thực tiễn nếu môi trường đời sống văn hóa tinh thần, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng tâm linh không được quản lý tốt, có nề nếp, giữ được giá trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc Việt. Thực hiện giải pháp trên cần tiến hành tốt nội dung biện pháp cụ thể sau:

Một là, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của các cơ quan chức năng.

Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay không dừng lại ở nhận thức, thái độ, động cơ, ý chí niềm tin mà phải trên thực tiễn, thực tế hoạt động của mỗi cá nhân, cộng đồng trong đời sống tinh thần xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là thông qua tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo thật sự trong sáng lành mạnh đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc hiện nay. Đảng ta chỉ ra: “Chấn chỉnh và quản lý tốt các hoạt động lễ hội. Rà soát, phát triển hợp lý các thiết chế…” [45, tr.131] một cách cụ thể vào đặc điểm hoạt động lễ hội địa phương mình hiện nay.

Quá trình tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo, đặc biệt các lễ hội liên quan đến Phật giáo, các chủ thể lãnh đạo đảng các cấp, chính quyền địa phương và các ban được nhân dân bầu ra chủ trì tuân thủ đúng định hướng chính trị. Trong quá trình tổ chức, quán triệt, phổ biến những nội dung tiến hành theo đúng tôn chỉ, mục đích. Có biện pháp tích cực ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong

triết học Phật giáo tuyên truyền thế giới quan duy tâm tôn giáo, hướng con người sa đà vào sự hư ảo, huyễn hoặc.

Trong tổ chức hoạt động lễ hội, chủ động phát huy bộ phận chuyên trách tuyên truyền về nội dung tích cực, tiêu cực và ảnh hưởng của những nội dung trên đến đời sống tinh thần người Hà Nội một cách cụ thể. Nội dung này cũng cần được xử lý, cụ thể hóa cho sát với tính chất của tuyên truyền, phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân. Thông qua hoạt động lễ hội nâng cao nhận thức, đồng thời rèn luyện thói quen hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu phát huy, tôn vinh được những mặt tích cực, hạn chế được mặt tiêu cực trong đời sống tinh thần người Hà Nội.

Trong hoạt động lễ hội được tổ chức có đầy đủ những bộ phận với nhiệm vụ, chức trách cụ thể để bảo đảm an toàn, an ninh, văn minh, tiến bộ. Những hành vi lệch chuẩn lợi dụng trục lợi cá nhân, tiếp tay cho mê tín, dị đoan phải được ngăn chặn kịp thời. Hạn chế có hiệu quả hiện trạng đốt vàng mã, tốn kém, lãng phí tiền của của nhân dân. Bản chất gốc lễ hội Phật giáo không rườm rà, tốn kém, bởi tôn giáo của người nghèo, cho nên những biểu hiện trên là sự biến tướng và cần được tổ chức ngăn chặn có hiệu quả nhất.

Trong tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo Phật giáo cần xác định rõ mục đích tập hợp, tuyên truyền, giáo dục quần chúng có thói quen lối sống, nếp sống văn minh, lịch sự, tinh thần nhân đạo, nhân văn, hướng thiện rõ ràng trên hiện thực cuộc sống. Tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo Phật giáo nằm trong chương trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương mình.

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa trong mỗi gia đình cũng nằm trong chương trình chung của địa phương và của Đảng về “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mỗi gia đình, dòng họ tổ chức các hoạt động có tính chất truyền thống văn hóa cũng tuân thủ tôn chỉ, mục đích chung của địa phương. Quán triệt phổ biến quan điểm của Đảng về: “Xây dựng môi trường văn

hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống” [45, tr.127 - 128] sâu rộng vào đặc điểm địa phương mình một cách sát hợp. Những hoạt động thể hiện sự “báo hiếu” mang sắc thái văn hóa tôn giáo Phật giáo, luật nhân quả không nên quá lạm dụng gây tốn kém và tạo trong dư luận văn hóa, đạo đức trong cộng đồng những tâm lý tiêu cực. Qua các sinh hoạt này thể hiện thành tâm là chính và chú trọng đến giáo dục tinh thần luật nhân quả hướng vào đời sống thực có hiếu với cha mẹ và tưởng nhớ những đáng sinh thành một cách thiết thực.

Hai là, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, ngăn chặn việc lợi dụng sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mọi quá trình kinh tế chính trị văn hóa, xã hội đều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa hai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Nội dung trên được tiếp cận ở góc độ văn hóa, văn hóa tôn giáo, đặc biệt đấu tranh thực hiện phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay càng thể hiện tinh thần trên một cách sâu sắc. Cuộc đấu tranh này có tính tổng hợp, đa dạng về hình thức, trong đó hình thức hành chính phải được sử dụng một cách đúng đắn và khoa học. Đây là một trong những biện pháp có tính thiết thực nhất, mang đặc trưng của giai đoạn hiện nay. Theo đó, các cấp lãnh đạo, chính quyền, tổ chức xã hội phải tuân thủ đúng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện biện pháp này, mỗi cấp lãnh đạo, chính quyền, tổ chức xã hội tự chấn chỉnh, tự đổi mới, xây dựng tổ chức trong sạch vững mạnh về đạo đức, lối sống và năng lực thực thi pháp luật. Qua biện pháp này làm cho các cấp lãnh đạo, chính quyền, tổ chức xã hội thật sự là tấm gương sáng, sự gương mẫu cho quần

chúng noi theo. Mỗi cán bộ, đảng viên và các cá nhân có trách nhiệm tổ chức quản lý cũng phải tự chấn chỉnh một cách tích cực về tuân thủ các quy định về hành vi lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo Phật giáo. Họ kiên quyết không sa đà vào vòng xoáy của những hành vi tiêu cực, lợi dụng tôn giáo. Mỗi chủ thể này tự giải quyết tốt hành vi ứng xử đối với những con người trong gia đình mình một cách có hiệu quả. Khi ở cương vị lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo…, hô hào quần chúng theo hướng tích cực, nhưng không ngăn cản nổi hành vi của vợ, con, người nhà trong gia đình thì làm mất đi vai trò của mình. Với các chủ thể này phải thực hiện được gia đình mình đúng là “gia đình văn hóa” để làm gương cho quần chúng.

Cùng với những biện pháp trên, các chủ thể thuộc lãnh đạo, chính quyền, tổ chức xã hội phải tự chấn chỉnh, đổi mới xây dựng tổ chức vững mạnh toàn diện. Biểu hiện tập trung nhất ở tình thần đoàn kết, năng lực tổ chức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào chỉ đạo các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo Phật giáo hiện nay. Trên cơ sở ấy, tiến hành có hiệu quả phát huy vai trò pháp luật trong quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội thuộc phạm vi, chức năng của mình. Những hành vi lợi dụng luật nhân quả trong triết học Phật giáo gieo rắc thế giới tâm linh như đồng cốt; dịch vụ cúng thuê; lừa đảo; hành nghề bói toán tiền kiếp, tiền vận, hậu vận…, đều được giải thích và không chuyển biến phải có biện pháp hành chính cụ thể để làm trong sạch, lành mạnh hóa lễ hội.

Ba là, nâng cao sức mạnh của dư luận xã hội ngăn chặn hoạt động chống phá và lợi dụng luật nhân quả trong triết học Phật giáo tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Sự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi tôn giáo có đặc trưng cơ bản là bằng dư luận xã hội rất lớn. Trong khi tiềm năng sức mạnh của dư luận xã hội chưa đủ lớn. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đánh giá: “Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục… Một số cơ quan… chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận và xây dựng con người…” [45, tr.125].

Thực trạng ấy được tiếp cận ở phương diện biện pháp cho thấy phải thực hiện tốt chức năng định hướng dư luận xã hội nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Sức mạnh của dư luận xã hội khác với sức mạnh của hành chính pháp luật về cách thức điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ứng xử. Trong hai sức mạnh này thì sức mạnh dư luận xã hội vừa có tính đặc trưng cho lĩnh vực văn hóa, đạo đức, tôn giáo và vừa có sức mạnh to lớn. Con người Việt Nam vón có phương thức ứng xử chú trọng chữ “tình” gắn bó cộng đồng từ lâu đời nhờ vào sức mạnh của dư luận xã hội. Tiến trình thực hiện hành vi ứng xử, con người Việt Nam rất sợ “mang tiếng” với làng, cộng đồng. Sợ ấy đã tạo nên một lối sống, nếp suy nghĩ, thói quen hành vi theo chuẩn giá trị văn hóa của cộng đồng, tôn giáo.

Thực hiện biện pháp này trước hết, mỗi địa phương mà trực tiếp nhất là các cấp lãnh đạo, chính quyền, tổ chức xã hội chủ động cụ thể hóa quan điểm của Đảng về: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [45, tr.126 - 127] và hoàn thiện tiêu chí, tôn chỉ hoạt động của các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa tôn giáo và môi trường văn hóa địa phương, khu phố của mình mọt cách cụ thể. Trên cơ sở hoàn thiện này, công tác tuyên truyền, giáo dục để trở thành hệ chuẩn cho hình thành dư luận tích cực đối với tôn vinh các tấm gương tiêu biểu và phê phán những biểu hiện lệch chuẩn.

Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục là chỉ đạo triển khai vào thực tiễn cuộc sống nhân dân. Có kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch, tổng kết theo định kỳ, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn trong từng gia đình, từng phố, phường, địa phương một cách nghiêm túc. Kết hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội khác cùng tích cực tham gia vào tạo dựng và nâng cao dư luận xã hội tích cực để thúc đẩy

những tác động đồng thuận cùng chiều đối với điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Nâng cao chất lượng của các tổ chức như hội phụ nữ, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, đội thiếu niên…, tham gia, hưởng ứng sâu rộng vào giáo dục các thế hệ trẻ và tạo dựng dư luận xã hội trong phát hiện, ngăn chặn những hiện tượng vi phạm pháp luật, ứng xử thiếu sự tinh tế, văn minh, đặc biệt là những hành vi sa đà vào mê tin dị đoan theo kiểu đồng cốt, đốt vàng mã quá giới hạn cho phép, làm lãng phí tiền của của nhân dân.

Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp hành chính với biện pháp tạo dựng dư luận xã hội trong điều chỉnh suy nghĩ hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Giữa hai biện pháp này trước hết phải thực hiện biện pháp giáo dục thuyết phục, dùng dư luận xã hội sau đó mới dùng biện pháp hành chính đối với những hành vi mà không chịu tuân thủ theo dư luận xã hội. Sự kết hợp này tạo sức mạnh tổng hợp giữa hành chính với sức mạnh dư luận văn hóa truyền thống và dư luận có tính chất văn hóa tôn giáo một cách hài hòa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 127 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w