4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
2.1.1. Ảnh hưởng tích cực
* Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến nhận thức người Hà Nội hiện nay.
Hơn 20 thế kỷ qua Phật giáo đã cùng chung sống với dân tộc ta. Những tư tưởng triết lý nhân sinh của luật nhân quả trong Phật giáo đã thẩm thấu vào đời sống tinh thần con người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhiều người dân Việt Nam. Phật giáo đề cập rất nhiều đến thuyết nhân duyên, đến quan hệ nhân quả, nhìn nhận sự vật từ kết quả để tìm nguyên nhân và từ kết quả này lại là nguyên nhân của quả khác trong mối liên hệ khác. Luân hồi nghiệp báo là giáo lý Phật giáo dựa trên luật nhân quả. Luật nhân quả của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân sinh quan trong đời sống tinh thần một bộ phận người Hà Nội.
Học thuyết nhân quả của Phật giáo đã được người Hà Nội tiếp nhận theo tư duy trực tiếp cảm tính mối quan hệ nhân quả, với lối suy nghĩ và hành động thiện lành sẽ thu được kết quả tốt đẹp về sau, và tránh xa những chuyện xấu, độc ác để không gặp chuyện không may mắn... Trong nhận thức nói chung của người dân Hà Nội cho rằng: Ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc/ Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ/ Ác giả ác báo, hại nhân nhân hại/ Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai/ Ai ăn mặn nấy khát nước/ Ai ăn trầu thì nấy đỏ môi/ Cấy ác thì gặt ác/ Gieo gió, gặt bão/ Làm phúc được phúc, làm ơn được ơn.
Trong lịch sử dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống bao dung, ăn ở có trước có sau,
trọng nghĩa tình… Những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu đó được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có sự đóng góp to lớn của văn hóa Phật giáo nói chung, luật nhân quả trong triết học Phật giáo nói riêng. Với những giá trị nhân văn của Phật giáo, đặc biệt trong đó có luật nhân quả của triết học Phật giáo, đã xâm nhập, hòa lẫn với văn hóa dân tộc, tạo nên văn hóa dân tộc chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào. Sự tác động của Phật giáo nói chung và luật nhân quả của triết học Phật giáo nói riêng đã ảnh hưởng đến nhận thức của người Hà Nội trong lịch sử; thể hiện qua những nhà sư có những đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đã được lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhớ công ơn như: Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Thiện Chiếu, Thích Quảng Đức…
Tuy nhận thức của một bộ phận người Hà Nội không có sự hiểu biết đầy đủ về các yếu tố, quy luật nhân - duyên - nhân - quả của giáo lý đạo Phật, nhưng trong nhận thức, lối suy nghĩ của họ cơ bản đều cho rằng: từ nhân đến quả phải có đủ duyên thì sự việc mới xảy ra, tiến trình nhân - quả như một hệ quả tất yếu. Qua thực tế điều tra xã hội học với nội dung “nhân là nguyên nhân, quả là kết quả” thì đối tượng không tu hành có 93,02% còn đối tượng tu hành có đến 98,57% tin vào điều đó. Với nội dung “gieo nhân lành được quả lành, gieo nhân ác gặp ác” thì đối tượng không tu hành có 97,35%, đối tượng tu hành là 100% tin là như vậy. Với nội dung “nhân quả gắn liền với luân hồi, nghiệp báo” thì đối tượng không tu hành có 92,06%, đối tượng tu hành có 100% tin vào điều đó [phụ lục 1.1]. Từ số liệu trên cho thấy, nhận thức về học thuyết nhân quả trong tư tưởng Phật giáo của người dân Hà Nội có sự khác biệt giữa người tu hành và không tu hành; người không tu hành có mặt chưa sâu sắc, nhưng hiểu quy luật nhân quả qua những câu ca dao, tục ngữ mang đậm màu sắc triết lý nhân quả lại rất phổ biến. Điều đó cũng cho thấy ảnh hưởng của luật nhân quả trong Phật giáo của người dân Hà Nội đã bị Việt hóa nhiều để gần hơn với lối sống, đời sống tinh thần của người Hà Nội.
Qua khảo sát thực tế, nhận thức về luật nhân quả của một bộ phận người Hà Nội cũng có sự khác biệt giữa những người thường xuyên đi chùa hoặc tu hành và người không tu hành nhưng bằng nhiều con đường khác hiểu mối quan hệ luật nhân quả. Họ đều cho rằng nhiều nhân cho thành quả; một nhân nhưng có nhiều quả; quả sinh ra rồi lại thành nhân sinh quả mới, từ đó trong tâm lý của họ cảm thấy sợ và thấy tội lỗi khi làm điều xấu, điều ác, ngay khi họ không dám làm điều bất thiện chứ đừng nói tới làm điều ác. Họ nhận thức Bồ Tát là bậc cao siêu cứu nhân độ thế, nhìn xa trông rộng, nếu đi theo Phật không được gieo nhân ác. Ngược lại, những người không hiểu biết nhiều về luật nhân quả, lại coi thường thích gieo nhân xấu, khi quả xảy đến hối hận cũng quá muộn màng. Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng luật nhân quả trong nhận thức giữa các nhóm người dân Hà Nội cũng khác nhau. Nếu ai đã tin có nhân quả thì không ai không sợ ác báo. Người sợ đón nhận quả báo đau khổ hoàn toàn không giống người sợ gieo nhân đau khổ. Kẻ vô văn phàm phu vui thích tạo nhân bất thiện, khi quả báo đau khổ đến rồi mới sợ, đó là sợ quả. Ngược lại, bậc trí giả không dám tạo nhân bất thiện vì sợ quả báo đau khổ, đó là sợ nhân. Sự sai khác giữa nhóm người dân Hà Nội xuất phát từ khả năng nhận thức của mỗi người và khả năng tự thân giác ngộ.
Ảnh hưởng luật nhân quả đến nhận thức một bộ phận người Hà Nội đều có điểm chung là: không luận là tăng hay tục, trẻ hay già, mỗi khi hành động có ác ý đều tạo thành nghiệp nhân và đều có quả báo tương ứng. Vấn đề này được khẳng định hơn khi tác giả trao đổi ý kiến trực tiếp với một số phật tử trẻ tuổi trên , thì được họ đều cho rằng cần phải sống hướng thiện vì nếu sống không tốt, ăn ở bạc ác sẽ nhận lấy hậu quả xấu về sau.
Thực tế với đại đa số lớp người Hà Nội trẻ khi chưa va vấp nhiều với cuộc sống, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì đôi khi những triết lý Phật giáo quá cao siêu không phù hợp với tư duy, nhận thức của họ. Họ cần
nhìn thấy những gì ngay trước mắt, tin vào những điều liên quan trực tiếp đến lợi ích, nhu cầu của chính bản thân mình. Tuy nhiên, họ cũng cảm thấy sợ hãi với những mất mát hoặc tai họa sẽ giáng xuống đầu mình, sợ phải đối diện với sự trừng phạt… Do đó, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo rất phù hợp để uốn nắn hành vi của mỗi người. Bởi luật nhân quả cho rằng làm việc thiện thì sẽ gặp phúc và ngược lại, làm điều ác sẽ bị quả báo, “gieo nhân nào thì gặp quả ấy”.
Khảo sát trao đổi trực tiếp với một số phật tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tác giả nhận thấy trong ý thức của họ cảm nhận thấy sự mâu thuẫn trong luật nhân quả. Vì trong cuộc sống có những hoàn cảnh “trớ trêu, ngang trái” mà họ cảm nhận không đúng với luật nhân quả trong triết học Phật giáo.
Thông qua một số ý kiến trao đổi trực tiếp, dễ dàng nhận thấy trong suy nghĩ của giới trẻ người dân Hà Nội thì một bộ phận đều biết nhân quả, nhưng bản chất thực sự của nhân và quả thì không phải ai cũng hiểu sâu sắc. Trong giới trẻ thanh niên Hà Nội có xu hướng nhìn nhân và quả chỉ giới hạn trong khái niệm nhân quả hiện tiền của thời hiện tại mà không đi sâu bản chất nhân là nhân từ kiếp trước, từ nghiệp mà thành, nhân kiếp này có thể tạo quả cho kiếp sau; tương tự quả cũng là quả của nhân kiếp này đồng thời cũng là quả của nhân kiếp trước tạo tác. Mặt khác, thực tiễn cuộc sống xã hội cho họ nhìn nhận thực tế hơn về mối quan hệ nhân quả, họ đã thấy có sự mâu thuẫn, đan xen giữa duy vật và duy tâm trong quan niệm luật nhân quả của Phật giáo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay là tất yếu. Các học thuyết của Phật giáo đáp ứng đời sống tinh thần của một bộ phận người Hà Nội. Trao đổi trực tiếp với người dân Hà Nội hoạt động kinh doanh, họ thừa nhận những hoạt động tham gia vào quá trình sinh hoạt tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo, đồng thời cũng thừa nhận sự ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu sắc.
Khảo sát sâu hơn về tình hình ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, với nội dung “tâm hướng thiện, tránh điều ác” đối tượng không tu hành, kết quả (nhóm 1 có 90%; nhóm 2 có 83,33%; nhóm 3 có 77%; nhóm 4 có 94,5%); đối tượng tu hành có 98,57%. Nội dung “sống từ bi, bác ái” đối tượng không tu hành (nhóm 1 có 85,33%; nhóm 2 có 80%; nhóm 3 có 60%; nhóm 4 có 88%); đối tượng tu hành có 98,21% [phụ lục 1.2]. Qua số liệu trên cho thấy nhận thức về luật nhân quả trong các nhóm đối tượng không tu hành đã có sự khác biệt tương đối. Nhận thức của nhóm người Hà Nội buôn bán, kinh doanh chịu ảnh hưởng thấp nhất; nhóm đối tượng tu hành nhận thức nội dung ảnh hưởng của luật nhân quả cao hơn. Nhưng các đối tượng không tu hành và tu hành đều cho rằng nội dung ảnh hưởng “có ý thức cộng đồng và có hiếu với cha mẹ” từ Phật giáo đến người Hà Nội khá cao và thống nhất.
Kết quả khảo sát về chiều hướng ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, cho thấy đối tượng tu hành có 46,14% cho rằng tích cực; 22,96% cho rằng tiêu cực; 17,57% cho rằng có sự đan xen cả tích cực vừa tiêu cực và 13,33% lựa chọn phương án khó trả lời; đối tượng tu hành cho rằng: (hưởng tích cực có 91,79%; tiêu cực có 4,29%; đan xen cả tích cực và tiêu cực là 5,36%, khó trả lời là 2,86%) [phụ lục 1.7]. Với hệ thống các số liệu đó cho thấy, đối tượng ở nhóm không tu hành tuy có sự khác nhau về trình độ nhận thức, lứa tuổi, nghề nghiệp, nhưng khá thống nhất về nhận định, đánh giá xu hướng ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay; giữa các chiều hướng ảnh hưởng tương đối đồng đều. Đối tượng tu hành đánh giá chiều hướng tích cực là cơ bản, chỉ có 4,29% cho rằng ảnh hưởng tiêu cực đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay.
Nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, cho thấy đối tượng tu hành có
36,51% tin rằng tích cực; 24,55% cho rằng có xu hướng tăng theo hướng tiêu cực; 13,23% cho rằng không tăng, không giảm và 22,43% lựa chọn khó xác định, 3,28% khó trả lời; đối tượng tu hành cho rằng theo chiều hướng tích cực có 76,43%; theo chiều tiêu cực có 5,71%; không tăng, không giảm có 9,64%; khó xác định có 5,71%; khó trả lời 2,5% [phụ lục 1.8]. Với hệ thống các số liệu này cho thấy, các chủ thể có thể khác nhau về trình độ nhận thức, trình độ, nghề nghiệp nhưng thống nhất khá cao về nhận định, đánh giá xu hướng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay là cơ bản theo hướng tích cực.
Từ thực trạng ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến nhận thức của người Hà Nội hiện nay đã phần nào khái quát được vai trò sức mạnh ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Luật nhân quả đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Hà Nội, nó rất thiết thực nên không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên, cùng với quá trình vận động, biến đổi không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội, trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường thì những giá trị tinh thần tích cực của luật nhân quả cũng không ngừng biến đổi. Một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội ngày càng có nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng hơn trước, họ có xu hướng tìm đến đạo Phật, muốn tìm hiểu, muốn thực hành điều thiện, thực tế đó đã và đang tạo ra cơ sở để luật nhân quả trong triết học Phật giáo ngày càng có ảnh hưởng tich cực hơn trong đời sống tinh thần các tầng lớp nhân dân Hà Nội.
* Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến tình cảm, niềm tin người Hà Nội hiện nay.
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của luật nhân quả đến niềm tin của người Hà Nội vào giáo lý nghiệp và kiếp luân hồi quả báo trong triết học Phật giáo hiện nay, kết quả cho thấy đối tượng không tu hành có 58,83% được hỏi ý kiến cho
rằng họ có niềm tin vào nghiệp báo, luân hồi; có 25,71% không tin vào nghiệp báo luân hồi; có 15,44% khó trả lời; đối tượng tu hành có 94,64 tin vào nghiệp báo, luân hồi; có 2,85% không tin và có 2,5% khó trả lời [phụ lục 1.3]. Số liệu trên phản ánh phần nào thực tế người Hà Nội có niềm tin vào những giáo lý nhân quả của Phật giáo, họ tin rằng sự hợp lý theo trật tự tồn tại và ý nghĩa của một cuộc đời người là do nhận thức được và sống theo lời Phật dạy, mọi điều đều tuân theo luật nhân quả. Ngược lại, sự lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả, không sống theo lời Phật dạy, vi phạm luật nhân quả. Như vậy, từ triết lý nhân quả trong Phật giáo đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội, họ có niềm tin vào những giáo lý nhà Phật và có cách ứng xử theo điều Phật dạy, hướng đến sự bình đẳng trong cuộc sống. Bởi, với luật nhân quả, mọi chúng sinh đều bình đẳng trong sự thăng tiến của chính bản thân mình, trước cơ hội thăng tiến cả về vật chất lẫn tinh thần, sự bình đẳng này là tuyệt đối. Luật nhân quả tạo cho con người Hà Nội một niềm tin chắc chắn vào bản thân mình, vào những điều tốt đẹp, cho họ thấy sự lạc quan, có niềm vui khi mình hướng thiện và thực hành theo luật nhân quả. Tuy nhiên qua số liệu cho thấy niềm tin vào nghiệp báo luân hồi của đối tượng đi tu hành là rất cao, họ gần như là tuyệt đối tin tưởng vào giáo lý nhà Phật.
Mục đích của Phật Giáo đó là giải thoát, đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người; trong đó luật nhân quả của triết học Phật giáo cho rằng cái gì cũng có nhân quả, tinh thần đó đã thấm sâu vào cách nghĩ, cách làm của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử khi nó du nhập vào Việt Nam; đó là “làm lành, lánh dữ”, để đạt được điều tốt đẹp trong cuộc sống. Với giáo lý cao siêu, triết lý về luật nhân quả tưởng chừng khó du nhập vào Việt Nam nhưng khi vào Việt Nam, vào Hà Nội đã được dân gian hóa và thành những tình cảm tốt đẹp của người Hà Nội trong lịch sử. Những triết lý về luật nhân quả khuyên con người sống hướng thiện, luôn biết tương thân, tương ái thành những giá trị tốt đẹp của người Thủ đô thanh lịch, nó
phát huy tác dụng trong điều chỉnh hành vi ứng xử của người Hà Nội xưa và nay. Nó có tác dụng lan tỏa không chỉ trong giới tín đồ mà còn lan tỏa rộng rãi trong