Tích cực hóa nhận thức của người Hà Nội về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 142 - 146)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.3.1. Tích cực hóa nhận thức của người Hà Nội về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo

luật nhân quả trong triết học Phật giáo

Nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay cũng là quá trình có tính tích cực chủ động, sáng tạo. Nâng cao nhận thức người Hà Nội về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo luôn là quá trình khó khăn, phức tạp. Quá trình đó luôn thể hiện rõ cuộc đấu tranh giữa cái đúng và cái sai; giữa cái có giá trị nhân đạo, nhân văn và phản nhân đạo, nhân văn; giữa cái thuần phật giáo với những cái bị các thế lực thù địch hay kẻ xấu lợi dụng cài cắm vào bên trong.

Mỗi con người Hà Nội tự xác định cho mình trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân đối với tiếp nhận những định hướng, nội dung giáo dục, tuyên truyền hiện nay. Trách nhiệm ấy có tính tổng hợp, nhưng trước hết và cơ bản là trách nhiệm chính trị, xã hội. Qua xác định trách nhiệm này là cơ sở, nền tảng để tích cực hóa trong tiếp nhận những định hướng, nội dung giáo dục, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương ở các mặt nói chung và vấn đề tôn giáo nói riêng. Tích cực hóa này quy định tinh thần tích cực hóa trong tiếp nhận các định hướng khác về tôn giáo, phật giáo, luật nhân quả trong triết học phật giáo. Mỗi người Hà Nội đều có nhu cầu về tôn giáo, tin ngưỡng là chính đáng, được Đảng, Nhà nước thừa nhận bằng pháp luật, nhưng tiếp nhận những tác động từ tôn giáo, phật giáo, luật nhân quả lại chịu sự quy định của chủ thể với trách nhiệm chính trị, xã hội. Dù có nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo, tiếp nhận những tác động từ tôn giáo cũng không làm mất đi trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân ở phương diện chính trị, xã hội của họ. Mỗi người Hà Nội phải luôn tự xác định cho mình là chủ thể thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; là công dân với trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân để không trượt vào, bị lôi cuốn vào những tác động, tuyên truyền trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước.

Đối với các tổ chức cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các hướng dẫn chỉ thị cấp trên… Qua đó tự nâng cao trình độ nhận thức cho các thành viên của tổ chức mình một cách nghiêm túc. Thực hiện nâng cao trình độ nhận thức cho các chủ thể thuộc bộ phận này bằng cách đưa người đi học, tập huấn do cấp trên tổ chức. Những nội dung được học tập, tập huấn được phổ biến rộng rãi cho các thành viên trong tổ chức để nâng cao trình độ nhận thức.

Với tính cách là một chủ thể được tiếp cận qua góc độ tổ chức gia đình đối với nâng cao nhận thức ảnh hưởng tích cực, tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay cũng có trách nhiệm cụ thể. Gia đình là tế bào xã hội, đồng thời là một chủ thể trong hoạt động xã hội, gia đình có vai trò to lớn đối với nâng cao nhận thức về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo. Mỗi gia đình đều đã có những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong đời sống tinh thần của mình. Chừng mực ít hoặc nhiều đều đã có ảnh hưởng từ trong lịch sử theo phương thức truyền giá trị từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Tuy nhiên, cũng có những khác biệt nhất định về đậm, nhạt khác nhau, đặc biệt là những gia đình theo công giáo thì sẽ mờ nhạt nhiều hơn. Bởi vì, Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam sớm hơn nhiều so với thiên chúa giáo. Mặc dù theo công giáo, nhưng những dấu ấn của Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng vẫn còn ít nhiều.

Ở phương diện này, các gia đình theo tôn giáo cần có sự định hướng, tuyên truyền theo phương pháp có tính cụ thể để gia đình mình vẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ nâng cao nhận thức về ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo. Truyền thống của những gia đình theo công giáo vẫn gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc. Những nét tương đồng ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo và thiên chúa giáo thì gia đình theo công giáo tiếp tục giáo dục, nâng cao nhận thức cho các thành viên của

gia đình mình. Những ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo cũng như của thiên chúa giáo cũng có nhiều nét tương đồng thì gia đình cũng thực hiện chức năng giáo dục để nâng cao nhận thức về ảnh hưởng này.

Ở các gia đình không theo công giáo tức là dấu ấn của Phật giáo đậm nét hơn. Nhóm các gia đình này có tính phổ biến rộng rãi hơn. Nó ở nhiều thành phần, giai tầng xã hội nhưng có những nét tương đồng về Phật giáo rất lớn. Trong bàn thờ gia tiên thường có nhiều dấu ấn của Phật giáo xâm nhập rất lớn. Thậm chí có cả những gia đình lập bàn thờ Phật riêng bên cạnh bàn thời tổ tiên. Nhiều trường hợp thuộc nhóm gia đình này thực hiện chức năng thờ Phật nhiều hơn. Hằng ngày nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người quá tuổi lao động, về hưu đọc kinh Phật nhiều. Thực hiện biện pháp này, mỗi gia đình cũng định hướng, giáo dục, truyền giá trị nâng cao nhận thức cho các thành viên khác, thế hệ khác về ảnh hưởng tích cực, tiêu cực một cách cụ thể.

Đối với mỗi con người cụ thể cũng tự nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo một cách cụ thể. Các chủ thể được tiếp cận ở góc độ với tính cách là cá nhân con người thì cũng rất cụ thể. Với tính cách là cá nhân thì tùy theo từng vị trí, vai trò, đặc trưng nghề nghiệp, chuyên môn hay lứa tuổi mà có những yêu cầu cụ thể. Với những con người được giáo dục, đào tạo trong hệ thống các nhà trường, hướng phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…, là cơ bản. Những dấu ấn ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo chỉ dừng lại những những giá trị có tính đạo đức, lối sống thuộc quá khứ truyền lại là cơ bản. Họ không nên sa đà nhiều vào hiểu biết có tính chuyên về lĩnh vực này. Họ có trách nhiệm khơi dạy những hiểu biết đã có đưa vào giáo dục các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức về ảnh hưởng này. Những dấu ấn ảnh hưởng tiêu cực từ truyền thống truyền lại mà qua đào tạo trong các nhà trường hiểu ra mình bị ảnh hưởng thì cũng trở thành chủ thể tích cực giáo dục các thành viên

trong gia đình nhận thức rõ được những ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo.

Những thành viên đã quá tuổi lao động, được nghỉ hưu do những điều kiện cụ thể mà hướng đến Phật giáo là quyền tự do tín ngưỡng, nhưng cũng có trách nhiệm đối với nâng cao nhận thức ảnh hưởng tích cực, tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo cho các thành viên khác trong gia đình. Với vốn kiến thức về khoa học trong trường đời và khi được đào tạo, học tập khi tiếp xúc với lý thuyết Phật giáo cũng tự khai thác những mặt tích cực, mặt tiêu cực và từ sự hiểu biết ấy thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho các thành viên khác trong gia đình về ảnh hưởng tích cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo hiện nay.

Những thành viên thuộc nhóm khác có thiên hướng tiếp xúc với Phật giáo cũng có trách nhiệm cụ thể đối với nâng cao nhận thức ảnh hưởng tích cực và tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo hiện nay. Do ít được đào tạo trong các môi trường xã hội cơ bản cho nên nhận thức của họ về Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng dễ bị thiên lệch. Qua định hướng của tuyên truyền của các chủ thể đi tuyên truyền cần xác định cho mình không quá mụ mẫn quá đề cao mặt tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo hiện nay. Ít nhất là không tuyên truyền về mặt tiêu cực. Những hiểu biết về mặt tích cực thì có thể góp phần và nâng cao nhận thức cho các thành viên khác trong gia đình.

Trong sinh hoạt cộng đồng xã hội ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt sinh hoạt văn hóa, lễ hội, mỗi hiệp hội khác nhau cũng là một chủ thể trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nâng cao nhận thức về mặt tích cực, mặt tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần con người Hà Nội hiện nay. Trong xây dựng tôn chỉ hoạt động của các nhóm tổ chức có tính chất văn hóa, lễ hội tôn giáo cần xác định những vấn đề phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Trong sinh hoạt, các thành viên trong nhóm lấy

tôn chỉ chung đã xác định là tiêu chí chấn chỉnh những nhận thức thiên lệch, sai lệch về luật nhân quả trong triết học Phật giáo một cách thẳng thắn, dân chủ, công khai. Những trao đổi, bàn tán cũng hướng đến những đánh giá có tính khoa học về luật nhân quả trong triết học Phật giáo, trong đó cần nhận thức đúng những ảnh hưởng tích cực trong lịch sử nhưng đến nay không còn phù hợp thì cũng cần phải trang bị cho các thành viên nhằm mục đích nâng cao nhận thức. Những con người cụ thể có uy tín trong hội, nhóm có trách nhiệm cao hơn trong nâng cao nhận thức cho các thành viên trong hội của mình. Dùng sự hiểu biết, định hướng tuyên truyền của bộ phận chuyên trách trong khu vực và uy tín của mình trang bị tri thức cho các thành viên khác, không để cho những nhận thức về mặt tiêu cực, ảnh hưởng tiêu cực chiếm lĩnh tinh thần của các thành viên trong nhóm.

Sự thống nhất giữa các biện pháp trên vừa thể hiện tính tổng thể giữa định hướng có tính khoa học, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đoàn thể với những biện pháp cụ thể ở các phương diện khác nhau. Mỗi thành viên, mỗi tổ chức ở các cấp khác nhau đều là chủ thể cho nâng cao nhận thức các thành viên trong cộng đồng, xã hội, từ gia đình đến làng, khu phố; từ gia đình đến xã hội...

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w