Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 94 - 97)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội nó cũng thể hiện đầy đủ trên các mặt đó là: nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi ứng xử của người Hà Nội hiện nay.

Thuyết nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội vẫn còn những ảnh hưởng mang tính tiêu cực nhất định. Quan niệm của Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, cuộc sống ở trần gian là tạm bợ, là sự chuẩn bị bắt đầu cho cuộc sống ở cõi Niết bàn. Điều này đã làm con người xa lánh cuộc đời, an phận thủ thường, thu mình trước mọi bất công, nảy sinh tâm trạng bi quan, yếm thế trước cuộc sống. Quan niệm về tồn tại, về cuộc sống đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Với cách nghĩ đó dẫn đến một bộ phận người Hà Nội không dám vượt lên chính bản thân mình để lao động, cống hiến và hưởng thụ những thành quả của cuộc sống; thậm chí họ còn có biểu hiện tin tưởng thái quá vào cuộc sống ở thế giới bên kia (cõi niết bàn).

Là một tôn giáo có những yếu tố thần bí, Phật giáo đã làm con người dễ tin tưởng mà không thấy cuộc sống của mình do mình làm chủ, không dựa

vào tri thức, không dựa vào khoa học để chiến thắng khổ nạn, cố gắng tự vươn lên làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh giành lấy hạnh phúc cho mình. Ảnh hưởng thế giới quan duy tâm tôn giáo về con người, xã hội không phù hợp đã cản trở đối với sự tiến bộ của con người, xã hội trong điều kiện hiện nay. Bởi, con người sống ở thế giới thực tại, nhất là trong xã hội hiện đại, càng phải có niềm tin, lý tưởng, biết vươn lên vượt mọi khó khăn, thử thách làm chủ cuộc sống của mình cần thiết phải có thái độ lạc quan yêu đời, tin vào bản thân mình. Nhưng do ảnh hưởng bởi thế giới quan Phật giáo mà hạt nhân của nó chính là luật nhân quả làm cho một bộ phận người Hà Nội trông chờ ỉ lại, thiếu niềm tin, lý tưởng trong cuộc sộng, thiệu sự cố gắng vươn lên trong xây dựng cuộc sống của bản thân và gia đình.

Thực tế, do xuất phạt từ tính chất của Thế giới quan Phật giáo là tạo cho mọi người tính nhẫn nhục, cam chịu bằng lòng với số phận của mình ở cuộc sống trần gian. Nên dễ bị giai cấp thống trị lợi dụng để thống trị quần chúng nhân dân; giai cấp thống trị lợi dụng ru ngủ nhân dân, loại bỏ ý thức vươn lên đấu tranh của họ, dẫn đến sự cai trị của chúng dễ dàng hơn.

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường ảnh hưởng luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội đã có sự biến đổi. Trong cơ chế mới, con người cầu mong một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thì phải cầu may trong cuộc cạnh tranh để trở thành người chiến thắng, đây là nguyên nhân làm cho nhiều người tìm đến Phật giáo. Người lên chùa dâng hương thờ Phật với nhu cầu tâm linh của con người trong cơ chế thị trường, họ cầu xin Phật phù hộ độ trì để có được cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ thậm chí họ cầu xin Đức Phật cả những điều ngược trái với giáo lý tinh thần của Phật giáo, ví như: được trúng quả đậm, buôn bán hàng lậu được trót lọt, hoặc mua được rẻ, bán lại đắt... Trong cơ chế kinh tế mới này, nhu cầu tâm linh của các tín đồ lại càng phong phú hơn bao giờ hết, nhà chùa cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của

các tín đồ. Nhiệm vụ của các tăng ni là thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các tín đồ ngày càng nhiều lên, thù lao cho những hoạt động ấy cũng khác trước rất nhiều. Nhà chùa còn làm nhiều việc mà trước đây không phải là công việc của họ, ví dụ như: viết sớ, bói toán, xem thẻ, xóc thẻ... Sát sinh cũng được hiểu

khác trước, ăn thịt hay cỏ tùy nghi. Có thể nói, hình thức phục vụ tâm linh

của nhà chùa đã tỏ rõ vai trò đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các tín đồ Phật giáo.

Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tìm đến đức Phật, đi lễ chùa của người Hà Nội kết quả cho thấy: đối tượng không tu hành thì mục đích thành Phật, bồ tát, la hán 23,4%, khi thấy bất an, thất vọng trước hiện thực cuộc sống; 25,6% cho rằng khi thất bại, gặp điều không may mắn; 20,3% cho rằng do thói quen ngày rằm, mùng một; 17,4 cho rằng sợ luật nhân quả báo ứng; 13,3% khó trả lời [phụ lục 1.9]. Qua số liệu trên cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả nói riêng và Phật giáo nói chung vẫn là duy tâm, đền bù hư ảo cho con người, không tạo động lực thúc thẩy hành động cải tạo thực tiễn. Thực tế các cơ sở của Phật giáo trở thành nơi ẩn náu, đi tu của một số người bi quan, chán nản không tìm thấy ý nghĩa trước cuộc sống; một bộ phận người Hà Nội đến với Phật để được may hơn, hạn chế gặp điều rủi do, hết khó khăn hay thất bại trong cuộc sống. Cá biệt có một số người ngoài đời làm điều ác, vi phạm pháp luật sợ bị báo ứng... lại tìm đến chùa cầu xin đức Phật che chở, lẩn trốn thực tại, trốn tránh sự trừng trị của pháp luật.

Thực tế cho thấy, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, ảnh hưởng của triết lý nhân quả đến đời sống tinh thần của người Hà Nội có sự biến đổi phức tạp. Nếu như trước đây, người lên chùa chủ yếu là người già với tấm lòng thành kính Phật, tự giác "trẻ vui nhà, già vui chùa", thì ngày nay người lên chùa gồm rất nhiều các thành phần khác nhau, người già, người trẻ, công chức, nhà buôn... với những nhu cầu khác nhau. Ngoài các tín đồ Phật tử theo đuổi ý tưởng tôn giáo, còn rất nhiều người đến chùa không phải là Phật

tử, lực lượng này vẫn thường xuyên đi chùa cầu mong Đức Phật che chở, phù hộ cho họ được may mắn có nhiều tài lộc. Việc cung tiến tiền công đức cho nhà chùa cũng nhiều thay đổi hơn trước đây, còn về phía nhà chùa cũng đặt thêm nhiều hòm công đức, từ thiện. Sinh hoạt văn hóa của các nhà chùa có sự biến đổi, nhiều tín đồ, người lên chùa đã quá sa đà vào việc lễ bái dẫn đến hiện tượng mê tín, dị đoan gây nhiều lãng phí về mặt tiền bạc, thời gian. Trên thực tế đã xuất hiện danh nghĩa khôi phục văn hóa Phật giáo để bày ra lễ hội tốn kém, những hiện tượng mê tín, dị đoan nhờ đó mà phát triển. Nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần trước đây của người dân Hà Nội nay đã biến thành chợ của sự cúng bái thái quá, nơi mặc cả với thần linh, đức Phật. Cá biệt, có kẻ mượn danh Phật tiến hành các hành vi mê tín, dị đoan: bùa ngải, lên đồng, gọi hồn... thực chất là lợi dụng lòng mê muội của người dân, làm cho đời sống tinh thần người Hà Nội trở nên phức tạp, xô bồ mất đi vẻ thanh tịnh, lãng mạn vốn có nơi cửa Phật. Như vậy, ảnh hưởng của triết lý nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội dưới tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi hành vi trong quan hệ ứng xử với triết lý Phật giáo của tăng ni và tín đồ người Hà Nội. Trong nhu cầu đời sống tinh thần đến với Phật giáo đã thay đổi, đan xen tính trần tục, lợi ích vật chất, vụ lợi tham sân si. Do đó, ảnh hưởng của triết lý nhân quả trong tư tưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay có biểu hiện khác thời kỳ trước đổi mới.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w