4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
3.2.1. Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật
cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
Tôn giáo nói chung, luật nhân quả trong triết học Phật giáo nói riêng đều suy đến cùng là do kinh tế quyết định. Trình độ, đặc điểm của kinh tế - xã hội của Hà Nội quy định ảnh hưởng luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay có tính “trội” ở mặt tích cực hay tính “trội” ở mặt tiêu cực. Xây dựng môi trường kinh tế Hà Nội thật sự là trung tâm kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là giải pháp có tính cơ bản suy đến cùng cho phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Thực hiện giải pháp này cần làm tốt một số nội dung biện pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất cho người Hà Nội hiện nay.
Đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích phát triển sản xuất xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân lao động. Đây cũng là điều kiện tốt để phát triển con người một cách toàn diện trên các mặt đức - trí - thể - mỹ. Với sức mạnh vật chất, hoạt động vật chất, bằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội là biện pháp quan trọng phát huy ảnh hưởng tích cực và khắc phục dần được những ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong tư tưởng Phật giáo đến tâm lý, cách suy nghĩ, lối sống của một phận không nhỏ người Hà Nội. Vấn đề này có tính nguyên tắc phương pháp luận mà ngay trong giáo lý Phật giáo cũng cho rằng: tình trạng nghèo khổ là một trong những nguyên nhân của sự bạo hành trong xã hội. Vì vậy, để phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội thì biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội là tất yếu. Trong thời gian tới Thành phố Hà Nội cần thực hiện nghiêm nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Các Nghị quyết của Thành ủy về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012. Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế,
phát triển kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của kinh tế Thủ đô. Coi trọng sử dụng công nghệ hiện đại, tăng nhanh tỉ lệ nội địa hoá, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Tập trung phát triển đồng bộ, vững chắc các yếu tố thị trường và các loại thị trường, nhất là những loại thị trường mới được hình thành, như bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học - công nghệ...
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển sản xuất ở các ngành lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Thông qua đó phát huy ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội, bởi vì muốn thay đổi đời sống tinh thần thì phải thay đổi điều kiện kinh tế. Khi nào cuộc sống của con người Hà Nội không còn đói nghèo và trong xã hội không còn áp bức bất công khi đó thì cõi niết bàn cũng giảm bớt sự hấp dẫn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân Hà Nội là loại trừ nguồn gốc nảy sinh nhu cầu tôn giáo, đẩy lùi ước mơ ở thiên đường bên kia, tạo lập thiên đường của con người ở chính thế giới thực tại này. Sự phát triển không ngừng về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Hà Nội sẽ quyết định sự mất dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung, nhân sinh quan luật nhân quả của Phật giáo nói riêng. Thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của người Hà Nội, chăm lo cuộc sống cho họ là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể Thành phố Hà Nội, để bên cạnh niềm tin tôn giáo là niềm tin có cơ sở thực tế vững chắc vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Hai là, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và khắc phục mặt trái của của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.
Phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội cần chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững và yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, Hà Nội cần tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, phù hợp với lợi thế của Thủ đô; nâng cao năng suất lao động xã hội. Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Khuyến khích, phát triển các loại hình dịch vụ có trình độ và chất lượng cao; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xuất - nhập khẩu, du lịch. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, sinh thái, sạch, công nghệ cao; đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu 2/3 số xã đạt tiêu chí vào năm 2020. Phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 7.100 - 7.500 USD/năm; năm 2030 đạt khoảng 16.000 - 17.000 USD (tính theo giá thực tế) [36]. Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế lớn, trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu của vùng và cả nước.
Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Trọng tâm là nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, nhất là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các tổng công ty nhà nước trực thuộc thành phố; phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã; khuyến khích, phát triển kinh tế tư nhân, các loại hình doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch bảo đảm đồng bộ, hiện đại, ổn định và lâu dài. Trên cơ sở các quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đẩy nhanh việc xây dựng các quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng, ngành, lĩnh
vực và địa phương. Huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành việc cải tạo hệ thống giao thông khu vực nội đô vào năm 2015; sớm hoàn thành các dự án tuyến đường vành đai thành phố; triển khai nhanh các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với phát triển vận tải hành khách công cộng bằng các hình thức vận tải hiện đại và tổ chức quản lý giao thông khoa học. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện, cấp, thoát nước thành phố. Tiếp tục phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các khu đô thị vệ tinh. Xử lý tốt hơn những vấn đề về nhà ở đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự và an toàn giao thông, trật tự công cộng, xử lý chất thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... Hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, một số trường đại học, cơ sở khám, chữa bệnh ra khỏi trung tâm thành phố. Tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương lân cận đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào Hà Nội.
Đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố theo quy hoạch, gắn với bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường; tích cực chăm lo phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội; ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Thủ đô. Phấn đấu trước năm 2020, khắc phục cho được nạn úng ngập, khắc phục cơ bản nạn ùn tắc giao thông trong nội đô và đạt được những tiêu chí cơ bản của một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội phải gắn với việc hạn chế phân hóa giàu nghèo trong xã hội, thực hiện tốt sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho văn hóa, xã hội tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân. Điều đó sẽ dần dần hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nói chung và của luật nhân quả trong Phật giáo nói riêng đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Sự phát triển không ngừng về kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện mọi quan hệ xã hội, phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa cho người Hà Nội sẽ góp phần giải quyết nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sông tinh thần. Đây là điều kiện tiên quyết để phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực, từng bước xóa bỏ những hoạt động lợi dụng Phật giáo, mê tín dị đoan, góp phần ổn định chính trị xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Hà Nội sẽ có tác động tích cực trở lại, góp phần thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của cả nước. Bởi, đời sống tinh thần có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với đời sống vật chất xã hội. Vì vậy cần có cơ chế, chính sách phát huy nội lực tinh thần của người Hà Nội hiện nay, tạo ra phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp và thường xuyên tham gia phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ giá trị lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cũng như bồi đắp nhân cách con người Hà Nội.