Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sự

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 70 - 78)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

1.2.3. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sự

Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sự quy định về tâm lý, thái độ ứng xử và phương pháp tiếp nhận của người Hà Nội

Về bản chất trong giao lưu, giao thoa văn hóa, tôn giáo mang tính chất của lan tỏa, truyền giá trị là cơ bản. Trong xã hội có giai cấp, quy luật này thường bị khúc xạ qua lăng kính của chủ thể, đặc biệt là chủ thể chính trị. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội gắn liền với xu thế chung của sự lan tỏa giá trị từ trung tâm ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Đây là một mặt của quan hệ giao lưu, giao thoa văn hóa, tôn giáo mà ở đấy lợi thế thuộc về trung tâm lớn. Mặc dù ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội theo quy luật chung của giao thoa và tiếp biến văn hóa, tôn giáo, nhưng có những nét đặc thù và chịu sự quy định của nhiều nhân tố, trong đó, tâm lý, thái độ ứng xử và phương pháp tiếp nhận của chủ thể con người từng vùng, miền rất lớn. Tâm lý, thái độ ứng xử và phương pháp tiếp nhận khác nhau thì ảnh hưởng cũng khác nhau. Sự khác nhau biểu hiện ở quan hệ “xung đối” hay không “xung đối’ của quá trình ảnh hưởng. Điều đó phụ thuộc cơ bản vào tâm lý, thái độ ứng xử và phương pháp tiếp nhận của người Hà Nội.

Người Hà Nội trong cái chung của người Việt Nam có tâm lý, có thái độ ứng xử trong quan hệ xã hội cũng như giao lưu văn hóa, tôn giáo rất mền dẻo. Tâm lý, thái độ… phản ánh điều kiện sống của người Việt Nam, của người Hà Nội. Nó được hiểu như một phương thức lựa chọn cho sự sinh tồn của một cộng đồng con người. Ở một môi trường địa lý khắc nghiệt, kinh tế nông nghiệp kéo dài, dễ mất mùa, đời sống vật chất thấp, con người Việt Nam tôn vinh chuẩn mực giá trị của cái “tình”. Đặc điểm tâm lý ấy rất gần gũi với tâm lý người Ấn Độ được biểu hiện ở tôn vinh chuẩn giá trị của cái “tâm”. Tâm lý con người của hai dân tộc này có khác nhau, nhưng cũng có nét tương đồng về trình độ và sự sâu nặng về tình cảm, tính nhân đạo, nhân văn, thương người. Tâm lý “bố thí” làm phúc là hệ quả của luật nhân quả trong triết học

Phật giáo cũng tương đồng với tâm lý “thương người như thể thương thân” của người Việt, người Hà Nội. Khác với phương Tây, họ lấy cái “lý” làm tiền đề, chuẩn mực cho quan hệ ứng xử. Với điều kiện, vị trí sinh sống đó, người Việt Nam bị các nền văn hóa, tôn giáo các nước, đặc biệt các tôn giáo lớn của thế giới xâm nhập từ rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh mẽ, sâu rộng. Với tín ngưỡng bản địa so với các tôn giáo lớn có sự chênh lệch rất lớn về trình độ lý luận. Sự tiếp nhận giáo lý các tôn giáo lớn nước ngoài như một bước tiến trong nhận thức. Trong tính quy luật tiếp nhận ấy, người Hà Nội tiếp nhận lý thuyết luật nhân quả thuận chiều cho nên ảnh hưởng mang tính chất thuần khiết của giao thoa, giao lưu văn hóa, tôn giáo rất lớn, có sức sống bền vững từ trong tâm thức con người. Cùng với nó là sắc thái văn hóa của cộng đồng người được mệnh danh là “Thanh lịch” trong giao tiếp càng tạo điều kiện cho phương thức xâm nhập, ảnh hưởng của sự tinh tế của Phật giáo, của luật nhân quả Phật giáo thuận lợi hơn.

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, xét ở mặt nhận thức, Hà Nội là kinh đô của cả nước do vây, có điều kiện thuận lợi phát triển về kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa nên nhân thức người Hà Nội thường cao hơn so với địa phương khác. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam thì

nội dung, giá trị của nó thường khó được tiếp nhận hơn tín ngưỡng, tôn giáo bản địa. Theo đó, việc tiếp nhận giá trị của luật nhân quả trong triết học Phật giáo cũng đòi hỏi người tiếp nhận phải ở trình độ tương ứng mới có thể tiếp nhận nhanh. Mà Hà Nội khi trở thành kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước; và đặc biệt khi Phật giáo được chọn là quốc giáo, hệ tư tưởng…, thì cũng có nghĩa nó sẽ phát triển nhanh hơn. Những nhà tu hành có trình độ cao về Phật giáo mới được trụ trì ở các chùa Hà Nội. Nhờ đó, các nội dung lý thuyết về Phật giáo được dịch thuật, chế tác và xuất bản có tính hệ thống cao hơn và nó là tiền đề điều kiện cho xã hội hóa tư tưởng. Tiền đề về nhận thức đã làm cho luật nhân quả trong triết học Phật giáo ảnh hưởng sâu

rộng đến đời sống tinh thần người Hà Nội, đồng thời ở trình độ cao hơn các địa phương, tỉnh khác.

Cùng với mặt nhận thức, người Hà Nội còn có tâm lý về tình thương yêu con người “thương người như thể thương thân” là điều kiện, tiền đề quy định tính chất, đặc điểm ảnh hưởng luật nhân quả đến đời sống tinh thần. Tư tưởng, tâm lý về “cứu khổ, cứu nạn”; “bố thí” trong triết học Phật giáo dễ dàng, thuận lợi được nuôi dưỡng ở nền tảng tâm lý người Hà Nội. Các tôn giáo khác ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội thường vấp phải tâm lý phản kháng, khó chấp nhận, thì ảnh hưởng của luật nhân quả lại được đón nhận một cách đồng thuận, nhờ tâm lý con người có nét tương đồng.

Tính quy định ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội còn ở nhân tố thái độ ứng xử. Thái độ ứng xử của con người Việt Nam đối với các tôn giáo, văn hóa nước ngoài thường tinh tế, tế nhị mềm dẻo, ít có sự phản kháng theo phương thức cực đoan. Thái độ ứng xử này quy định làm cho các tôn giáo nước ngoài ảnh hưởng đến không có phản ứng kiểu giao lưu có tính “xung đối”. Trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh giữa tôn giáo bên ngoài và tôn giáo bên trong. Các tôn giáo nước ngoài được tồn tại trong môi trường văn hóa Việt Nam cũng không có những xung đột gây chiến tranh tôn giáo với nhau. Nguyên nhân cơ bản là các tôn giáo nước ngoài gần như được đối xử vừa tinh tế, vừa công bằng, ít có sự thiên vị. Bên cạnh đó, các tôn giáo nước ngoài xâm nhập, ảnh hưởng đều được “Việt Nam hóa” một cách tài tình. Quá trình Việt Nam hóa làm cho các tôn giáo bị “mền hóa” những tính cực đoan của gốc “bản địa” để hòa đồng vào văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam. Quá trình làm mền hóa những tính chất có tính cực đoan và cùng hướng đến nội dung, giá trị yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, nhân đạo, nhân văn, thương yêu con người.

Khi các tôn giáo xâm nhập có hậu thuẫn chính trị, quân sự thì có chỗ đứng chân ban đầu, nhưng xét lâu dài cũng phải chịu quy định của Việt Nam hóa ít hoặc nhiều. Cho đến nay cũng chưa có tôn giáo nào không bị Việt Nam hóa, chỉ có khác là nhanh chóng hay chậm chạp, ít hoặc nhiều. Riêng Việt Nam hóa Phật giáo có chăng chỉ là hình thức, còn nội dung, giá trị, bản chất khá tương đồng và được tâm lý, thái độ ứng xử của con người Hà Nội nuôi dưỡng thuận chiều hơn. Vì thế, các Phật tử đã vượt lên khỏi bản địa (gốc Ấn Độ) để có tinh thần yêu nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc và đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành và giữ độc lập dân tộc rất cao. Từ tiền đề về nhận thức, tâm lý, thái độ ứng xử mà ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội sâu sắc hơn các địa phương khác. Con người Hà Nội có hiểu biết, có niềm tin … vào luật nhân quả trong triết học Phật giáo cao hơn.

Ở mặt này còn được tiếp cận trên hai phương diện tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng trên hai mặt tích cực và tiêu cực cũng được luận giải từ tiền đề quy định ở mặt nhận thức, tâm lý, thái độ ứng xử. Bản thân luật nhân quả trong triết học Phật giáo cũng như nhận thức, tâm lý, thái độ ứng xử của người Hà Nội đã bao hàm hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực từ nhận thức, tâm lý, thái độ ứng xử của người Hà Nội thì nuôi dưỡng, quy định ảnh hưởng mặt tích cực của luật nhân quả phát triển. Mặt tiêu cực thì nuôi dưỡng, quy định ảnh hưởng mặt tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo trong đời sống tinh thần. Tâm lý, thái độ ứng xử người Hà Nội biểu hiện ở tình thương yêu con người, nhân đạo, nhân văn, thương người như thể thương thân; bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn… thì nuôi dưỡng giá trị của luật nhân quả theo hướng thiện, làm phúc; giáo dục gạt bỏ tham, sân, si hướng đến từ, bi, hỉ, xả; sợ quả báo, không dám làm ác. Tâm lý, thái độ thương người chung chung (một điều nín, chín điều lành) lại

nuôi dưỡng nội dung tiêu cực của luật nhân quả là chờ quả báo kẻ ác theo nghiệp chướng có tính duy tâm và thui chột đấu tranh ở hiện tại, chấp nhận cái ác đè nén, kiên trì nhẫn nhịn chịu đựng để hy vọng có hạnh phúc về sau. Sự tồn tại lâu dài của hai xu hướng đó có một phần cơ sở của nhận thức, tâm lý, thái độ vốn có của người Hà Nội.

Tuy nhiên, hai xu hướng trên thì mặt ảnh hưởng tích cực có tính trội hơn ảnh hưởng mặt tiêu cực. Tính trội của ảnh hưởng tích cực còn có một phần do tính chủ thể văn hóa Việt Nam đã thực hiện Việt Nam hóa các nội dung luật nhân quả. Quan niệm kỵ sát sinh của luật nhân quả được nhận thức, tâm lý người Hà Nội chuyển hóa thành quan niệm “giết một người, cứu muôn người” vẫn không mắc vào quả báo. Khía cạnh này được hướng vào phát huy lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm thì sẽ chuyển từ tính tiêu cực nguyên thủy Phật giáo trở thành tính tích cực trong đời sống tinh thần người Hà Nội.

Ảnh hưởng luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội không phải bất định, mà phụ thuộc vào năng lực Việt Nam hóa của chủ thể người Hà Nội rất cao. Các nội dung, giá trị luật nhân quả trong triết học Phật giáo được Việt Nam hóa theo định hướng giá trị yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, nhân đạo nhân văn có tính hiện thực đã quy định sự giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực và gia tăng ảnh hưởng tích cực. Thời đại nào, con người Hà Nội thực hiện Việt Nam hóa các nội dung, giá trị luật nhân quả trong triết học Phật giáo nhiều và có chất lượng thì có ý nghĩa giáo dục nhân cách con người, có giá trị phát huy tinh thần yêu nước của các Phật tử. Trong lịch sử đã diễn ra một thời gian khá dài, Phật giáo đã đứng tiên phong trong đấu tranh giành và giữ vững quyền độc lập tự chủ như các thế kỷ XI, XII. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã có nhiều Phật tử trở thành các anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Sức mạnh tinh thần của họ lấy từ luật nhân quả trong triết học Phật giáo đã được Việt Nam

hóa là “giết một người, cứu muôn người” vẫn là thiện. Thậm chí trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các Phật tử cũng anh dũng tiên phong đánh giặc giữ nước, bảo vệ Tổ quốc.

Kết luận chương 1

Phật giáo vào Việt Nam rất sớm và có thể qua nhiều con đường khác nhau, mang theo tinh thần của luật nhân quả với tính cách là nội dung cơ bản. Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội nằm trong quá trình phát triển, quy luật mở rộng không gian ảnh hưởng của Phật giáo. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội là quá trình những nội dung, giá trị của luật này thông qua sức mạnh của cả hệ thống Phật giáo xâm nhập, ghi dấu ấn cả mặt tích cực và tiêu cực trong nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin và hành vi ở từng dạng thức hoạt động thuộc đời sống tinh thần người Hà Nội.

Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội về bản chất là sự ảnh hưởng của một ý thức tôn giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Quá trình ảnh hưởng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và gắn liền với sự du nhập, tiếp biến văn hóa tôn giáo của người Hà Nội. Nhưng về cơ bản, ảnh hưởng của luật nhân quả chịu sự phụ thuộc vào điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội trong các thời kỳ. Nó đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần một bộ phận người Hà Nội bởi những mặt tích cực của nó và thông qua nhiều phương thức tiếp nhận, dạng thức hoạt động văn hóa, tôn giáo khác nhau của người Hà Nội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w