Tích cực hóa thái độ, niềm tin của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 146 - 149)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.3.2. Tích cực hóa thái độ, niềm tin của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và

nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực từ ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay

Biện chứng giữa những định hướng, tác động của các chủ thể lãnh đạo, tổ chức, dư luận của môi trường với tính chủ động, tích cực của cá nhân trong cộng đồng trong tính thống nhất với nhau, vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau. Trong mối quan hệ này, sự tác động của các chủ thể lãnh đạo, tổ chức, dư luận xã hội có tính khách quan và sự chủ động của cá nhân mỗi quần chúng tiếp nhận và tự chuyển hóa mình như cái chủ quan.

Giữa nhận thức đúng với thái độ, động cơ, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân đúng luôn có một khoảng cách, không phải đồng nhất, tức là tồn tại một mâu thuẫn biện chứng bên trong. Giải quyết mâu thuẫn này hoàn toàn do mỗi người với tính cách là một chủ thể trong nhận thức và cải tạo thế giới, sự vật hiện tượng. Để có thể chuyển hóa tri thức đúng thành thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí đúng thì mỗi con người phải tự chiến thắng mình trước những tác động tiêu cực, và đặc biệt là vấn đề lợi ích. Khi có thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí đúng đắn đối với ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến bản thân mình tức là đã tuân thủ những định hướng của Đảng, Nhà nước, xã hội và như vậy là đã thể hiện một phương diện, một phần của cống hiến cho thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Giải quyết vấn đề lợi ích như thế, mỗi người Hà Nội từ tri thức đúng sẽ tự tạo cho mình động lực tinh thần to lớn từ bên trong cho phát huy ảnh hưởng tích cực, đồng thời cũng có tinh thần kiên quyết loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực từ luật nhân quả trong triết học phật giáo hiện nay.

Cùng với nó là vấn đề nhu cầu về mặt tinh thần. Nhu cầu về mặt tinh thần cũng được hiểu như một cái khách quan trong cuộc sống. Tích cực hóa vấn đề này không phải là bắt buộc thủ tiêu toàn bộ nhu cầu về đời sống tinh thần ở mặt tâm linh phật giáo. Nhưng vấn đề đặt ra là hình thành, củng cố tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí theo hướng ảnh hưởng tích cực, không phải theo hướng ảnh hưởng tiêu cực. Khắc phục quan niệm và xu hướng làm giàu đời sống tinh thần của mình bằng ảnh hưởng tiêu cực từ luật nhân quả. Mặt này phải đoạt tuyệt trong nhận thức để hướng toàn bộ những nhu cầu chính đáng về đời sống tinh thần theo ảnh hưởng tích cực và tạo nên động lực tinh thần phát huy nó. Toàn bộ những nội dung có giá trị về thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là hướng đến chân - thiện - mỹ; nên thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học thì tự

mình vượt qua những cản trở và vươn tới những giá trị nhân văn trong luật nhân quả của triết học Phật giáo.

Với tư cách là một chủ thể, mỗi cá nhân cùng hướng đến thực hiện những bước chuyển hóa từ nhận thức thành thái độ, động cơ, ý chí của chính bản thân mình. Mỗi cá nhân trong cộng đồng, môi trường xã hội chủ động tiếp nhận những định hướng từ các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, bộ phận tuyên truyền có tính chuyên trách và tự thẩm thấu, chuyển hóa từ cái nội dung, yêu cầu khách quan của xã hội thành nội dung cái chủ quan bên trong của mình. Quá trình đó thống nhất với tiến trình chuyển hóa từ những hiểu biết về ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng thái độ, động cơ, ý chí của chính bản thân mình.

Trên cơ sở được nâng cao trình độ nhận thức, mỗi cá nhân tự chuyển hóa nhận thức đã có thành những phẩm chất, thái độ, niềm tin, ý chí quyết tâm trong bản thân mình. Trước hết tạo dựng tinh thần, động cơ quyết tâm cao đào thải những ẩn chứa bên trong mình những vướng vất tâm linh có tính chất duy tâm trong luật nhân quả của triết học Phật giáo một cách tích cực. Những biểu hiện trong tâm linh về kiếp trước, hiện tại, kiếp sau, luân hồi, nghiệp báo…, thuộc luật nhân quả trong tâm tưởng, tâm thức còn tồn tại cần tự khắc phục bằng tri thức, hiểu biết, bằng trách nhiệm đối với tác hại của nó. Cùng với nó là chủ động tích cực tiếp nhận những định hướng, tuyên truyền của các tổ chức trong môi trường văn hóa vào thái độ phê phán những biểu hiện trong cộng đồng còn ẩn chứa tâm linh duy tâm Phật giáo, luật nhân quả. Loại bỏ trong tâm thức những khó khăn, gian khổ hiện tại do những tiền kiếp trước mang lại. Tất cả những khó khăn ấy đều có nguyên nhân của hiện tại, do chính bản thân chưa thật cố gắng vượt qua. Loại bỏ trong tâm thức về hạnh phúc sau khi chết đến hay không đến “ niết bàn”. Hiểu rõ và phấn đấu vươn lên trong thực tại, xây dựng hạnh phúc trên đời sống thực bằng chính cố gắng, nỗ lực của chính mình.

Mỗi cá nhân đều thực hiện được những bước chuyển hóa trong bản thân mình theo định hướng trên thì tạo ra một sự thống nhất, đồng thuận trong tinh thần cộng đồng, xã hội, gia đình. Thực hiện có tính riêng biệt mỗi cá nhân, nhưng trong tính toàn bộ các tổ chức từ đảng viên, cán bộ đến các cá nhân quần chúng; từ người cao tuổi đến cá nhân ít tuổi; từ cá nhân của gia đình đến cá nhân của môi trường xã hội thì có ý nghĩa thiết thực phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần con người Hà Nội hiện nay.

Tính tích cực, chủ động tiếp nhận của mỗi cá nhân quần chúng và thực hiện bước chuyển hóa từ nhận thức đến thái độ, động cơ, ý chí; từ tác động, định hướng bên ngoài thành cái chủ quan cá nhân mình cũng có những xu hướng trái ngược nhau. Quá trình trên trong tính đồng thuận giữa các cá nhân thì tạo ra những nguyên nhân tác động cùng chiều và kết quả là dư luận trong môi trường vừa mạnh mẽ, vừa có tính tích cực. Ngược lại, quá trình trên thiếu tính đồng bộ, đồng thời giữa các cá nhân quần chúng thì dư luận trong môi trường hạn chế, thui chột sức mạnh tổng hợp. Vì thế phát huy nhân tố chủ quan của cá nhân mỗi quần chúng là biện pháp không tác biệt với yêu cầu về tính đồng thuận cùng chiều tác động giữa các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ này thì tính chủ động tích cực của mỗi cá nhân là cơ bản nhất, Họ tự chuyển hóa bản thần mình để tạo dư luận trong môi trường xã hội, cộng đồng lành mạnh hóa và đi đến kết quả cuối cùng là phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tính thần người Hà Nội hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w