Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tích cực để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 138 - 141)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.2.2. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tích cực để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học

hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay

Môi trường văn hóa xã hội tích cực là mảnh đất nuôi dưỡng những giá trị, những ảnh hưởng tiến bộ, tích cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tích cực là biện pháp tạo dựng động lực tinh thần cho phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả có tính đặc trưng cơ bản nhất. Nội dung xây dựng môi trường văn hóa xã hội phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội gồm nhiều mặt, song cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh trong các cơ quan,

trường học, khu dân cư văn hóa. Trong đời sống tinh thần lấy việc tập trung giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá tinh thần người Thăng Long - Hà Nội gắn với tôn trọng kỷ cương, pháp luật làm cốt lõi. Kết hợp chặt chẽ có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục xây dựng văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến; tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tiếp tục phát triển hệ thống thông tin đại chúng, sự nghiệp sáng tạo văn học, nghệ thuật...

Hai là, hoàn thiện các thiết chế văn hoá, bảo tồn và phát huy các giá trị

lịch sử, văn hoá truyền thống Thăng Long - Hà Nội đi đôi với xây dựng mới các công trình văn hoá tiêu biểu. Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn gắn với giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử, văn hóa. Để những công trình lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, chính trị, tinh thần lành mạnh cho cộng đồng người dân Hà Nội, cả nước, du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Hoạt động tinh thần của người Hà Nội cần đảm bảo và tạo điều kiện cho các hoạt động tự do tín ngưỡng của người dân theo quy định pháp luật. Trong các hoạt động liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng cần phát huy tốt vai

trò của giáo hội Phật giáo Hà Nội với chức năng tổ chức những ngày lễ hội Phật giáo đúng pháp luật, phù hợp với tôn chỉ của mặt trận Tổ quốc Hà Nội. Các cấp chính quyền, đặc biệt Giáo hội Phật giáo Hà Nội cần quan tâm và có các hình thức phù hợp giúp nhà chùa trong việc tổ chức các hoạt động từ thiện, để hình ảnh “hòm công đức”, “khánh, chuông công đức” thể hiện đúng ý nghĩa của nó. Mặt khác, Thành phố Hà Nội cần có quy chế, chính sách quan tâm chăm lo đời sống tinh thần nhân dân ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số.

Ba là, huy động mọi tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và đẩy mạnh xã

hội hoá để phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô và cho sự phát triển chung của vùng và cả nước. Tập trung xây dựng, phát triển, nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục - đào tạo Thủ đô; đi đầu trong phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục trung học phổ thông và trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các trường chất lượng cao ở tất cả các bậc học, cấp học. Bởi nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thức khoa học nói chung và chủ nghĩa vô thần nói riêng cho quần chúng nhân dân Hà Nội là rất quan trọng. Qua đó đã giúp người Hà Nội nhìn nhận, có thái độ đúng đắn với tôn giáo, thấy được cái tiến bộ cũng như cái hạn chế của nó, tiếp nhận có kế thừa ảnh hưởng tích cực và lọc bỏ ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả. Mặt khác, thông qua giáo dục đào tạo nâng cao dân trí còn giúp trang bị thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng, nhận thức được những điều kiện và tiền đề để giải phóng thực sự con người thoát khỏi sự áp bức về tinh thần của thế giới quan tôn giáo. Từng bước hướng đời sống tinh thần người Hà Nội theo hướng tích cực xã hội chủ nghĩa, họ có khả năng phân biệt những hoạt động tín ngưỡng Phật giáo lành mạnh với việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đội lốt hoạt động tôn giáo nhằm chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, họ sẽ góp phần vào việc ngăn chặn những hoạt động sai

trái nói trên, có khả năng tự chống lại ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong tư tưởng Phật giáo.

Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống y tế đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc

và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đa dạng hoá hình thức chăm sóc sức khoẻ nhân dân đi đôi với đầu tư phát triển một số cơ sở y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế. Làm tốt công tác y tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển mạnh khoa học - công nghệ gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chủ động phối hợp với các học viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn; coi trọng hợp tác quốc tế để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Tăng cường công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Thủ đô, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Như vậy, xây dựng môi trường văn hóa xã hội ổn định, lành mạnh, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là biện pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả. Môi trường văn hóa lành mạnh tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày một nâng cao của người Hà Nội. Thông qua môi trường văn hóa người Hà Nội từng bước định hình hành vi tích cực lành mạnh trong đời sống thực và cách cư xử hài hòa trong sinh hoạt tinh thần; sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người, hướng con người đến cái thiện xa dời cái ác, biến nhân quả trong tinh thần thành ý nghĩa sống thực trong đời sống xã hội người Hà Nội hiện nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w