Quan niệm về đời sống tinh thần của người Hà Nộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 38 - 46)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

1.1.2. Quan niệm về đời sống tinh thần của người Hà Nộ

Theo Từ điển Tiếng Việt đời sống được hiểu theo hai nghĩa: một là,

thời gian sống trên đời; hai là, cách sống, cách sinh hoạt của con người. Còn theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam [151, tr.365] đưa ra bốn cách hiểu về đời sống, đó là: tình trạng tồn tại của sự vật; sự hoạt động của người ta trong từng lĩnh vực; phương tiện để sống; lối sống của cá nhân hay tập thể. Theo đó, đời sống xã hội được hiểu là tổng hợp các hoạt động sống của con người hay một nhóm người và nó được phản ánh qua lối sống, điều kiện sống, cách thức lao động sản xuất, sinh hoạt của họ. Đời sống xã hội gắn liền với các hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần có tính mục đích, có ý thức và tính xã hội rõ rệt của con người, cộng đồng người, một trong những nét đặc trưng phân biệt đời sống xã hội với đời sống của các loài vật.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, đời sống xã hội ngày càng trở nên phong phú, đa dạng tương ứng với trình độ phát triển và những hình thức hoạt động vật chất của con người và xã hội. Đời sống xã hội biểu hiện ra một cách cụ thể trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, giữa chúng thường không thuần nhất mà có sự tác động qua lại, đan xen với nhau.

Theo quan điểm duy vật lịch sử, trên bình diện chung đời sống xã hội gồm hai phương diện cơ bản: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đây là hai hình thức cơ bản nhất của hoạt động sống của con người, chúng có

quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, còn đời sống tinh thần có tính độc lập tương đối tác động đến đời sống vật chất.

Đời sống vật chất được quyết định trực tiếp bởi phương thức sản xuất, gắn với các điều kiện và trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội; các quy luật kinh tế khách quan của xã hội trong sự tồn tại, phát triển. Đời sống tinh thần là một bộ phận cấu thành đời sống xã hội, nó không chỉ phản ánh đời sống vật chất trên phương diện tinh thần, mà còn có tính độc lập tương đối, tác động đến đời sống vật chất của xã hội và nó có quy luật vận động nội tại riêng. Sự tác động qua lại giữa tính chất, mối liên hệ xã hội và sự phản ánh của hoạt động tinh thần đã làm xuất hiện đời sống tinh thần của con người và xã hội trong một chỉnh thể toàn vẹn các quá trình hoạt động. Đời sống tinh thần mang tính lịch sử - xã hội, có bản chất là sự phản ánh các quá trình vật chất, hoạt động vật chất một cách tích cực, năng động, sáng tạo của con người. “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [103, tr.625].

Tiếp cận đời sống tinh thần xã hội ở góc độ triết học với tính cách là một mặt phản ánh đời sống vật chất, đồng thời với tính cách là một thực thể xã hội - thực thể tinh thần. Kết cấu đời sống tinh thần được hiểu theo chiều dọc thành những cấp độ và theo chiều ngang thành những mặt cụ thể. Đời sống tinh thần của con người và xã hội luôn tồn tại trong nối quan hệ với tính liên tục về thời gian và tính rộng lớn về không gian. Với cách tiếp cận đó, theo tác giả đời sống tinh thần được hiểu là một hiện tượng xã hội,

gồm toàn bộ những quá trình, các hoạt động của con người và xã hội mang ý nghĩa về mặt tinh thần; phản ánh đời sống vật chất của xã hội và

bị quy định bởi đời sống vật chất ấy trong từng giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

Với cách hiểu đó cấu trúc đời sống tinh thần của xã hội bao gồm các yếu tố trong mối quan hệ biện chứng với nhau đó là: mặt tinh thần (ý thức xã hội) nó phản ánh đời sống tinh thần của cả xã hội đó; mặt hoạt động (hoạt động tinh thần của cá nhân, cộng đồng) thể hiện các hoạt động tinh thần của các thành viên trong xã hội đó và của cả cộng đồng của xã hội; mặt điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động tinh thần của con người, có nghĩa là mọi hoạt động tinh thần của con người đều dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội mà họ đang sống. Thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần của xã hội, nhận thấy rằng đời sống tinh thần là những hoạt động sống đang diễn ra ở lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội đó, hoàn toàn không phải là hoạt động tinh thần thuần túy.

Tiếp cận đời sống tinh thần người Hà Nội trong quan hệ với đời sống tinh thần xã hội nói chung, đồng thời có những sắc thái riêng. Theo đó, tác giả quan niệm: đời sống tinh thần của người Hà Nội là tổng thể

những mặt, yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần phản ánh đời sống vật chất của cộng đồng người Hà Nội, được hình thành, phát triển thống nhất với quá trình lịch sử Thăng Long - Hà Nội đến nay.

Đời sống tinh thần người Hà Nội là một bộ phận thuộc đời sống tinh thần xã hội Việt Nam. Nó vừa mang đặc trưng của đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, vừa thể hiện sắc thái riêng của cộng đồng người thuộc địa danh kinh đô người Việt. Với tính cách là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội, đời sống tinh thần người Hà Nội cũng có đầy đủ những nội dung, giá trị, đặc trưng của cái chung đời sống tinh thần xã hội Việt Nam. Ở phương diện cái chung của con người Việt thì đời sống tinh thần người Hà Nội cũng phản ánh lịch sử hình thành, phát triển dân tộc với quá trình dựng

nước gắn liền với giữ nước. Nó cũng biểu hiện đầy đủ những nội dung, giá trị như: yêu nước; đoàn kết toàn dân tộc; nhân đạo, nhân văn; lối sống hài hòa; trọng nghĩa tình; với các sinh hoạt tinh thần, hội hè, lễ hội văn hóa - nghệ thuật, tôn giáo… Từ khi Hà Nội chưa phải là kinh đô thì đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư ở đây cũng đã thể hiện trình độ, đặc trưng của một trung tâm thương mại, kinh tế, văn hóa. Dấu ấn từ 36 phố phường cổ của Hà Nội, với cách đặt tên phố cũng đủ cho thấy đời sống tinh thần người Hà Nội cao hơn và mang đặc trưng của đời sống tinh thần phường hội có tính thương nghiệp nhỏ. Hà Nội khi trở thành kinh đô thì dấu ấn ấy không mất đi, mà được phát triển, đồng thời cũng từng bước tạo dựng những nét đời sống tinh thần của cộng đồng người, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Chất liệu giàu tình cảm của con người Việt Nam được kết tinh khá rõ nét trong bản sắc văn hóa Việt Nam và của người Hà Nội. Cùng với những biểu hiện chung ấy, đời sống tinh thần người Hà Nội cũng có những sắc thái riêng. Sắc thái riêng ấy có thể tiếp cận qua văn hóa là dễ nhận thấy nhất, bởi văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội. Mọi vấn đề thuộc đời sống tinh thần của con người Việt Nam, cũng như của người Hà Nội đều có sự thống nhất với nhau. Xét trên tổng thể, sắc thái riêng của đời sống tinh thần người Hà Nội thể hiện qua lịch sử hình thành gắn với sự hình thành của kinh đô Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ X đến nay.

Trước khi trở thành kinh đô của người Việt Nam, đời sống tinh thần người Hà Nội cũng chưa thể hiện hết những sắc thái riêng so với các địa phương khác. Nhưng khi trở thành kinh đô của người Việt, đời sống tinh thần người Hà Nội có sự phát triển theo đặc trưng của một địa danh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Đặc trưng này từng bước phát triển và là sản phẩm sự phản ánh điều kiện, tiền đề và đặc trưng kinh tế,

chính trị, văn hóa của một kinh đô. Mặc dù có những thời gian Hà Nội không được chọn làm kinh đô, nhưng thời gian ấy không phải dài. Hơn nữa, thời gian ấy, đời sống tinh thần người Hà Nội vẫn giữ và phát triển theo phương thức, dấu ấn của nó. Như vậy, có thể khai thác và khái quát đời sống tinh thần người Hà Nội qua góc độ văn hóa là “Văn hóa Tràng An”. Ở đó không chỉ là vấn đề đời sống văn hóa - nghệ thuật, mà còn là các lễ hội văn hóa, tôn giáo và đặc biệt hơn là phương thức ứng xử văn hóa rất độc đáo, riêng biệt của người Hà Nội “Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” đã thể hiện sắc thái ấy một cách điển hình nhất.

Đời sống tinh thần người Hà Nội có tính “mở” rõ nét hơn các vùng khác trong cả nước. Tính mở được hiểu qua sự giao lưu với văn hóa nước ngoài và với các địa danh khác của đất nước Việt Nam. Các tôn giáo nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam có thể đi từ biên giới, bờ biển vào theo phương thức “lan truyền”, và đọng lại một cách tập trung nhất trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Cùng với phương thức ấy, mặt khác các tôn giáo, văn hóa nước ngoài còn có thể “đổ bộ” và lắng đọng sâu ngay trong

địa danh Hà Nội rồi lan tỏa ra các vùng xung quanh. Hiện tượng phản ánh và là sản phẩm của giao lưu, trao đổi về kinh tế và đến văn hóa, văn hóa - nghệ thuật. Những cái hay, cái tốt đẹp của văn hóa vùng miền sẽ được hội tụ ở đời sống tinh thần người Hà Nội bởi chính tính mở của nó. Như vậy, có thể nói, khó tìm thấy đời sống tinh thần ở một địa danh nào đó trên đất nước Việt Nam mà hội tụ được đầy đủ các giá trị, sắc thái văn hóa, tôn giáo ở các vùng miền như trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa, nội dung đời sống tinh thần con người các vùng miền không làm phai nhạt, hay loãng đi đặc trưng sắc thái đời sống tinh thần người Hà Nội. Quy luật phát triển của đời sống tinh thần người Hà

Nội là tiếp nhận và “chưng cất” những giá trị tinh hoa ấy để tôn vinh và nâng tầm trình độ, củng cố sắc thái đời sống tinh thần người Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Tính phong phú, đa dạng và sự giàu có giá trị trong sự thống nhất đã hội tụ trong của đời sống tinh thần người Hà Nội rất cao so với đời sống tinh thần con người vùng miền khác. Đời sống tinh thần người Hà Nội rất đa dạng, phong phú, giàu chất liệu biểu hiện ở nhiều thể loại văn hóa mang dấu ấn của nhiều vùng, miền của đất nước, thậm chí của cả nước ngoài. Xu hướng phát triển về tính phong phú, đa dạng, giàu chất liệu giá trị ngày càng tăng lên không chỉ trong thời mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế, mà cả trong lịch sử. Người Hà Nội tiếp nhận trước hết và phần lớn các giá trị văn hóa, văn hóa - nghệ thuật nước ngoài khác nhau và ở một trình độ cao, tiêu biểu. Các thể loại văn hóa - nghệ thuật nước ngoài đến giao lưu chủ yếu tập trung Hà Nội. Tuy nhiên, trong tính đa dạng, phong phú ấy vẫn không làm mất đi những giá trị, sắc thái văn hóa, văn hóa - nghệ thuật của thủ đô ngàn năm Văn hiến. Tính đa dạng, phong phú này còn thể hiện ở quá trình mở rộng địa danh Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt hiện nay, đời sống tinh thần người Hà Nội còn có sự tham gia của đời sống tinh thần người Hà Tây (trước đây) với những nét độc đáo của văn hóa xứ Đoài thì tính phong phú, đa dạng lại càng tăng lên. Diện mạo đời sống tinh thần người Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều tầng bậc về trình độ cao, thấp và độ đậm nét.

Đời sống tinh thần người Hà Nội với sự duy trì nét văn hóa “phố cổ - 36 phố phường”; sự tồn tại của trung tâm văn hóa nội thành; sự tham gia của văn hóa đô thị của Hà Tây (trước đây) khi được mở rộng với tiếp nhận thêm văn hóa nông thôn, thậm chí là văn hóa miền núi…, càng làm tăng tính phong phú, đa dạng nhiều tầng bậc khác nhau. Đời sống tinh thần người Hà Nội còn thể hiện ở các cấp bậc, trình độ khác nhau khi xét ở cấp

sáng tạo giá trị có thể thấy những hoạt động văn hóa - nghệ thuật mang tính chất đại diện cho quốc gia, dân tộc; những hoạt động của các trung tâm văn hóa, các trung tâm tôn giáo được diễn ra thường xuyên và tổ chức quy mô lớn; những sáng tác về Hà Nội với tần suất lớn, tính nghệ thuật cao. Trình độ biểu hiện giá trị văn hóa - nghệ thuật của các chủ thể ở Hà Nội cũng thể hiện trình độ chuyên nghiệp lớn hơn. Trình độ thưởng thức văn hóa - nghệ thuật và các dang thức khác cũng ở trình độ cao hơn nhiều so với con người ở địa danh khác trong cả nước.

Tính đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần người Hà Nội càng được tăng lên bởi những con người (nhập cư) từ các địa phương khác vào Hà Nội. Ở phương diện này, cho thấy đời sống tinh thần người Hà Nội có thể phân ra thành hai loại: đời sống tinh thần của người Hà Nội (gốc) và đời sống tinh thần người ở Hà Nội. Những người từ địa phương khác nhập cư vào Hà Nội có xu hướng tăng lên và mang theo văn hóa, thói quen ứng xử của văn hóa vùng miền vào Hà Nội. Chúng ta rất khó có thể tính về thời gian hoạt động, công tác sinh sống bao nhiều năm thì được gọi là người Hà Nội và đời sống tinh thần mang đặc trưng người Hà Nội; xét về thời gian cũng rất khó xác định chính xác. Người ở địa phương khác đến ở, sinh sống, thành “khẩu” Hà Nội cũng khó có thể đoạn tuyệt hoàn toàn với văn hóa, đời sống tinh thần quê gốc của họ. Song về thực tế cũng có thể thấy, họ thể hiện xu hướng chung là vươn lên sắc thái, trình độ đời sống tinh thần người Hà Nội. Một trong những lý do cơ bản là ngay từ bên trong mục đích và thực tế ứng xử, thưởng thức đời sống tinh thần cũng muốn vươn lên đặc trưng của đời sống tinh thần người Hà Nội. Xu hướng chung ấy cũng góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự thống nhất ngày càng cao. Mặc dù cũng không tránh khỏi “xung đột” giá trị trong đời sống tinh thần những người trong cộng đồng Hà Nội cũng có xu hướng chung ấy đã và đang diễn ra.

Đời sống tinh thần người Hà Nội cũng phản ánh hiện thực những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc ta rất sâu sắc. Các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch từ phương Bắc và chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều diễn ra ác liệt ở Hà Nội. Mặc dù những địa phương khác cũng nằm trong bối cảnh chung của đất nước, nhưng tính chất ác liệt của các cuộc chiến tranh, sự phá hoại và sự tàn bạo của giặc ngoại xâm làm cho con người Hà Nội có thực tiễn tôi luyện ý chí quật cường, tinh thần yêu nước của những thời “đạn bom và hòa bình” rất sâu sắc. Người Hà Nội luôn là tấm gương sáng cho cả nước noi theo trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tấm gương sáng ấy biểu hiện ở đời sống tinh thần hiên ngang bất khuất, kiên cường. Những nét văn hóa, lễ hội, các hoạt động kỷ niệm chiến thắng, đau thương đã lắng đọng trong đời sống tinh thần người

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w