4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
2.1.3. Nguyên nhân ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay
* Nguyên nhân ảnh hưởng tích cực
Một là, do chính triết lý nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo phù hợp với nhu cầu đời sống tinh thần người Hà Nội. Triết lý nhân quả nằm
trong hệ thống bản chất nhân văn của tư tưởng Phật giáo; đó là khai sáng để phục vụ con người. Phật giáo chủ trương rằng: con người chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản thân mình và xã hội mình, rằng con người có thể thay đổi được
bản thân và hoàn cảnh xã hội theo ý mình muốn. Những điều kiện hiện tại của sự sống, những gì đã xảy ra, đang xảy ra đều do hành động tức là “Nghiệp” (Karma) của mình tạo thành và thúc đẩy. Con người phải tự thắp đuốc lên mà đi, tự tìm ra con đường để mà giải thoát cho chính mình. Con đường đó chính là “Tu hành”. Muốn tu hành chính quả thì phải hiểu rõ được “Nghiệp”, “Nhân quả” mà ở đó có “duyên”. Nghiệp là kết quả của những hành động tạo tác thành thói quen. Phương thức tu tập của triết lý nhân quả đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với các lứa tuổi người dân Hà Nội.
Hai là, theo triết lý luật nhân quả của Phật giáo mỗi khi khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp, vì vậy, từ vô lượng kiếp đến nay con người đã tạo ra rất nhiều nghiệp. Phật dạy, yếu tố chính tạo ra nghiệp không ngoài ba cửa:
Thân, Khẩu, Ý. Tâm con người khởi những tư tưởng động niệm gọi là Ý nghiệp, miệng con người phát ra ngôn ngữ gọi là Khẩu nghiệp, thân con người tạo tác các việc gọi là Thân nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là Nghiệp. Nghiệp được chia làm hai loại: Nghiệp thiện có ba đường: trời, người, A-tu-la; Nghiệp ác cũng có ba đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Như vậy, dù là Nghiệp thiện hay Nghiệp ác tất cả đều nằm trong sáu con đường luân hồi. Qua đó Phật dạy con người phải tu Tịnh nghiệp tức là không được làm việc xấu mà phải làm việc tốt đồng thời không được chấp vào việc mình làm thì tất không gặp chướng ngại. Đây là điều thiết thực cần phải ghi nhớ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người Hà Nội, do đó thực hành theo luật nhân quả phù hợp với cách ứng xử ở các quan hệ tinh thần người Hà Nội hiện nay.
Qua khảo sát cho thấy, có nhiều người dân Hà Nội đã chịu ảnh hưởng tích cực của triết lý nhân quả trong tư tưởng Phật giáo, nhân quả hướng dẫn con người đi tới sự giác ngộ, hướng thiện, từ bi. Điều này có thể lý giải được, bởi từ khi du nhập vào Việt Nam, giáo lý nhân quả của nhà
Phật thật gần gũi với đời sống nhân dân và được nhiều người dân đón nhận một cách dễ dàng hơn so với giáo lý của các tôn giáo khác. Vì vậy, việc ảnh hưởng của luật nhân quả trong đời sống tinh thần người Hà Nội giúp hướng con người nhiều hơn tới những hành vi thiện, hành vi đạo đức, sống thành Tâm, thực bụng để chế ngự những dục vọng tầm thường, những mưu toan trục lợi cá nhân, những hành vi buôn lậu, trốn thuế, không từ thủ đoạn nào để theo đuổi lợi nhuận… để không phải nhận quả báo là điều nên làm, phù hợp với tâm lý của đông đảo người dân Hà Nội.
Ba là, tư tưởng của luật nhân quả chỉ ra mỗi người trong cuộc sống phải hướng thiện. Nó dẫn dắt con người biết để trong mọi hoàn cảnh đoạn trừ
việc ác và tu tập các việc thiện. Nhân quả là định luật tất yếu, khi xét đến thời gian chuỗi quan hệ nhân quả, Đạo Phật chỉ ra ba khoảng thời gian: Hiện báo, Sinh báo và Hậu báo. Điều này được đạt trong mối tương quan với Nghiệp. Bởi lẽ gieo nhân gặp quả nhưng con đường nhân quả không phải lúc nào cũng là hiện nghiệp mà có thể là ngay tức thời, đời sau hay nhiều đời sau. Cho nên, những nghiệp mà con người đã tạo ra là không mất đi, khi nào duyên hội đủ thì tự khắc tạo quả. Phương pháp luận từ triết lý Phật giáo dạy con người luôn phải giữ gìn nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ sáng, khi đó con người đủ năng lực chuyển đổi tất cả.
* Nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực
Một là, triết lý nhân quả trong tư tưởng triết học Phật giáo có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần người Hà Nội, nguyên nhân cơ bản do chính bản chất của Phật giáo vẫn là một tôn giáo. Thế giới quan của Phật giáo phản ánh hư ảo vào đầu óc con người, đã thần thánh hóa những lực lượng ở bên ngoài con người, những lực lượng ở trần thế mang tính chất của những lực lượng siêu trần thế. Triết lý nhân quả là một yếu tố trong hình thái
ý thức tôn giáo - Phật giáo, nên ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội dưới cả hai góc độ: tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Do đó, trong đời sống tinh thần sự ảnh hưởng của luật nhân quả phải thông qua sức mạnh Phật giáo. Sự ảnh hưởng của luật nhân quả trong đời sống tình cảm, tâm trạng, niềm tin của người Hà Nội mang sắc thái tôn giáo. Bên cạnh đó, với sự xâm nhập của hệ tư tưởng tôn giáo, các giáo lý, giáo luật tác động ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội, nên dưới một góc độ nhất định sự ảnh hưởng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận không rõ ràng, đan xen với hệ tư tưởng tôn giáo.
Hai là, thực chất ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội là sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội, biểu hiện ảnh hưởng một hình thái ý thức tôn giáo đến các hình thái ý thức xã hội trong đời sống tinh thần người Hà Nội. ý thức Phật giáo là hình
thái ý thức tôn giáo chủ yếu thực hiện chức năng là đền bù hư ảo trong đời sống tinh thần cần đến sự đền bù hư ảo. Do đó, mặc dù ảnh hưởng tiêu cực nhưng triết lý nhân quả trong tư tưởng Phật giáo vẫn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Đặc biệt trong điều kiện xã hội vẫn còn những điều bất bình đẳng, con người còn bất lực trước tự nhiên, trước các vấn đề đời sống hiện thực xã hội. Chính những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, bất lực thực tiễn của con người được giải quyết một cách hư ảo trong ý thức, trong đời sống tinh thần người Hà Nội.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, khi áp lực của thương trường quá lớn với quan niệm “thương trường là chiến trường”, không ít người với tư tưởng mong sự che chở từ một thế lực thần linh vô hình nào đó, đã vội vã đến chùa lễ Phật, đến các cơ sở thờ tự được cho là linh thiêng với đủ các loại lễ vật như vàng mã, tiền âm phủ, tiền thật, lễ mặn,… gây ra sự sai lệch trong nét đẹp vốn đã trở thành truyền thống đời sống tinh
thần của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng khi đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một, dịp đầu năm mới.
Ba là, nhu cầu đời sống tinh thần người Hà Nội rất phong phú, đa dạng, trong khi các điều kiện bảo đảm một đời sống tinh thần lành mạnh chưa đủ thì trong nhận thức sự ảnh hưởng tiêu cực của triết lý nhân quả Phật giáo vẫn tồn tại là tất yếu. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật
giáo đến đời sống tinh thần của người Hà Nội hiện nay không phổ biến nhưng đã một phần ăn sâu trong tâm thức một bộ phận không nhỏ người Hà Nội, họ đến với triết lý Phật giáo tự nguyện và để giải thoát khỏi cuộc sống trần tục đang còn những bất cập. Mặt khác, sự khác biệt về nhận thức trình độ, nghề nghiệp giữa các nhóm người Hà Nội tạo cơ sở khách quan sự ảnh hưởng của triết lý nhân quả không đồng nhất và có tính chất phức tạp đến đời sống tinh thần người Hà Nội.
Bốn là, do những hạn chế yếu kém trong công tác vận động, tuyên truyền chính trị tư tưởng trong quần chúng nhân dân và quản lý văn hóa, hoạt động lễ hội tôn giáo tín ngưỡng tâm linh hiện nay. Vấn đề trên làm cho
hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng chậm được xác lập, chiếm lĩnh trong đời sống tinh thần một bộ phận nhân dân Hà Nội có tín ngưỡng tôn giáo. Công tác quản lý, tiến hành ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động văn hóa, lễ hội tôn giáo tâm linh đến đời sống tinh thần người dân còn nhiều hạn chế. Nhiều hoạt động lễ hội tôn giáo, tâm linh trên địa bàn Hà Nội mất dần đi tính thiêng, ý nghĩa nhân văn, tính giáo dục thẩm mỹ, nhu cầu tín ngưỡng tâm linh lành mạnh của người Hà Nội. Hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh vẫn diễn ra ở một số hoạt động lễ hội tôn giáo tín ngưỡng. Cùng với đó, là sự chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng lôi kéo làm lệch chuẩn đời sống tinh thần một bộ phận nhân dân có tôn giáo.