Tích cực hóa hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 149 - 156)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

3.3.3. Tích cực hóa hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và

nhân trong cộng đồng nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực từ ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay

Mỗi cá nhân con người cũng là một chủ thể phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Tính chủ thể này biểu hiện qua các giai đoạn phát triển từ nhận thức đến tình cảm, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí và đến hành vi ứng xử trong hoạt động và quan hệ. Khâu cuối cùng thể hiện rõ nhất tính chủ thể là hành vi trong hoạt động và ứng xử quan hệ xã hội.

Giữa tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí…, với hành vi cũng luôn có khoảng cách, tức là tồn tại mâu thuẫn. Để có được hành vi thì mỗi người Hà Nội phải tự giải quyết. Quá trình giải quyết này phải thông qua cuộc đấu tranh bên trong giữa cái cá nhân và cái xã hội, cộng đồng; giữa nhu cầu đời sống tinh thần (tâm linh) trong sáng với đời sống tinh thần mu muội, thiếu lành mạnh. Trên cơ sở nhận thức đúng về nội dung, bản chất cũng như ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, mỗi người Hà Nội tự lựa chọn cho mình hướng theo ảnh hưởng tích cực và loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực; chuyển hóa bằng sức mạnh tinh thần là động cơ, ý chí để hiện thực hóa trong hành vi ứng xử hàng ngày.

Để có hành vi ấy, mỗi người Hà Nội cũng phải tự chiến thắng mình, tự vượt qua những rào cản, lực cản trở thành thói quen, lối sống, lẽ sống thì hành vi mới đích thực theo đúng nghĩa của nó. Đây không phải là hành động nhất thời theo phong trào, mà từ bên trong với sự hội tụ tất cả nhận thức, thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí; thông qua rèn luyện hàng ngày để nó bền vững, thành cốt cách, tâm hồn, lẽ sống, lối sống của mỗi người. Hành vi ấy cũng thường xuyên được chủ thể tự giác rèn luyện và biểu hiện ra trong việc tích cực đấu tranh với những biểu hiện lệch chuẩn đạo đức, lối sống theo truyền thống của người Việt Nam.

Quá trình tuân theo những giá trị văn hóa, đạo đức biểu hiện tập trung nhất là tự rèn luyện, chấn chỉnh bản thân phù hợp với chuẩn văn hóa, đạo đức của cộng đồng, xã hội đã hình thành. Quá trình tồn tại, mỗi cá nhân luôn phải

tự đấu tranh với chính mình giữa hai mặt tuân thủ chuẩn giá trị của cộng đồng với những thiên hướng vượt ra khỏi yêu cầu của chuẩn mực ấy. Trước một tác động bao giờ cũng bắt buộc cá nhân bởi một bàn tay vô hình phải lựa chọn tuân theo chuẩn thì được cộng đồng xã hội tôn vinh, đánh giá tốt và không theo chuẩn thì bị xã hội, cộng đồng lên án bằng văn hóa, đạo đức. Ở phương diện tiếp nhận định hướng, dư luận xã hội mặt văn hóa, tôn giáo Phật giáo cũng diễn ra sự lựa chọn cho mình giữa một bên theo định hướng của cộng đồng với một bên là vượt qua, chà đạp lên dư luận của cộng đồng.

Ở góc độ chủ thể là cá nhân yêu cầu tự giác, tích cực tiếp thu những định hướng của các chủ thể khác cả ở phương diện hành chính và cả ở phương diện dư luận xã hội, đồng thời chuyển hóa vào nội dung, yêu cầu có tính chủ quan cá nhân con người. Trên cơ sở tiếp nhận ấy, cá nhân tự xác định cho mình mục đích, nội dung hành vi ứng xử trong hoạt động một cách cụ thể. Thực hiện hành vi ứng xử trong hoạt động phải tự chiến thắng mình trước sự níu kéo của dấu ấn ẩn chứa tàn dư tâm linh luật nhân quả đã định hình trong tâm thức; tự chiến thắng trước những tác động lôi kéo của một số người theo quy luật tâm lý đám dông. Thực hiện hành vi ứng xử trong hoạt động lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội văn hóa tôn giáo Phật giáo còn phải chiến thắng những xu hướng đã định hình có tính tiêu cực trong môi trường văn hóa mà thành truyền thống. Lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm có tính định kỳ và chứa đựng nhiều dấu ấn của tính tiêu cực, nhưng rất ít cá nhân có đủ dũng khí vượt qua để loại bỏ, đào thải. Vì vậy, mỗi cá nhân tự xác định cho mình tinh thần dũng cảm vượt qua những rào cản thực tiễn hoạt động có tính truyền thống lâu đời một cách phù hợp. Mỗi cá nhân thực hiện biện pháp này có tính đồng bộ, cùng chiều thì mới có thể chiến thắng được một cách hiệu quả triệt để.

Quá trình thực hiện những bước hành vi ứng xử trên lại được tôi luyện thành thói quen, lẽ thông thường trong lối sống thì mới có giá trị về văn hóa.

Những bước thực hiện hành vi ấy có tính nhất thời thì chưa thành văn hóa và vẫn chưa có ý nghĩa đối với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

Phát huy ảnh hưởng tích cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay thể hiện ngay trong hành vi ứng xử đối với các bậc cha mẹ ở tuổi già trong mỗi gia đình là sâu sắc nhất. Qua hành vi ấy có thể thấy được giá trị tinh thần luật nhân quả trong hiện thực. Ngoài ra, còn thể hiện ở hành vi tích cực tham gia vào các quỹ đề ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với nước, với dân; với những bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng phản ánh nội dung phù hợp giữa luật nhân quả với đời sống thực tiễn.

Qua những hành vi trên có giá trị giáo dục, rèn luyện các lớp thế hệ sau về phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Mỗi một cá nhân con người, mỗi một thế hệ người đều hướng đến thực hiện tốt hành vi ứng xử trên là biện pháp tích cực nhất cho phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần Người Hà Nội hiện nay.

Kết luận chương 3

Hệ thống giải pháp cơ bản phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội vừa có quan hệ gắn bó, đan xen vừa có tính độc lập tương đối. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở những đặc điểm có tính quy luật và tình hình ảnh hưởng, vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay. Giải pháp bao hàm toàn diện từ vấn đề đời sống vật chất phát triển kinh tế đến đời sống tinh thần. Nhóm giải pháp kinh tế giữ vai trò quyết định, còn nhóm giải pháp tích cực hóa nhân tố chủ quan của người Hà Nội giữ vai trò quan trọng.

Giải pháp cơ bản phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay, được tiếp cận tập trung theo cấu trúc từ nhận thức đến tình cảm, niềm tin và hoạt động tinh thần của người Hà Nội. Nội dung các biện pháp trong từng nhóm giải pháp được tiếp cận qua trách nhiệm từng loại chủ thể cụ thể. Mỗi chủ thể có vị trí vai trò khác nhau, nhưng thống nhất trong tính chỉnh thể, trong đó quan trọng nhất là chủ thể với tính cách là một gia đình. Xây dựng mỗi gia đình trở thành gia đình văn hóa là một biện pháp tích cực, hữu hiệu nhất, những tác động từ môi trường xã hội đến đời sống tinh thần người Hà Nội có vai trò to lớn, nhưng không trực tiếp bằng xây dựng gia đình văn hóa hiện nay. Tính tích cực trong nâng cao nhận thức đến củng cố thái độ, niềm tin và đến tự rèn luyện hành vi ứng xử của mình. Đồng thời cần quan tâm đến biện pháp kết hợp dùng sức mạnh hành chính với sức mạnh giáo dục, tuyên truyền vận động và dư luận xã hội đối với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội hiện nay là vấn đề thực sự cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh cho người Hà Nội. Đời sống tinh thần người Hà Nội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau. Đời sống tinh thần người Hà Nội là tổng thể những quá trình, hiện tượng sinh hoạt mang ý nghĩa tinh thần của con người Hà Nội cùng với những thiết chế của nó và phản ánh lịch sử tồn tại, phát triển của thủ đô Hà Nội với vị trí là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội là quá trình những nội dung, giá trị của luật này thông qua sức mạnh của cả hệ thống Phật giáo xâm nhập, ghi dấu ấn cả mặt tích cực và tiêu cực trong nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin và hành vi ở từng dạng thức hoạt động thuộc đời sống tinh thần người Hà Nội. Quá trình đó, gắn liền với sự du nhập, tiếp biến văn hóa tôn giáo của người Hà Nội, về cơ bản ảnh hưởng của luật nhân quả chịu sự phụ thuộc vào điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội.

2. Tình hình ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội là một thực tế, mang đặc điểm của sự kế thừa, hội tụ tinh hoa của truyền thống Phật giáo được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước: Phật giáo Thăng Long và truyền thống Phật giáo xứ Đoài. Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội đan xen vừa theo hướng tích cực vừa tiêu cực. Dấu ấn của luật nhân quả đến đời sống tinh thần thông qua ảnh hưởng của Phật giáo và được biểu hiện cơ bản ở nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi ứng xử trong các sinh hoạt văn hóa

tinh thần của người Hà Nội. Trong điều kiện hiện nay, ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nói chung, luật nhân quả nói riêng đến đời sống tinh thần của người Hà Nội đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết như: cần đẩy mạnh xây dựng đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh cho người Hà Nội; định hướng chính trị hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội; khắc phục được việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá xây dựng đời sống tinh thần tiến bộ của người Hà Nội.

3. Hệ thống giải pháp cơ bản phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội được tiếp cận tập trung theo hướng cấu trúc từ nhận thức đến tình cảm, niềm tin và hoạt động tinh thần của người Hà Nội. Nội dung các biện pháp trong từng nhóm giải pháp được tiếp cận qua trách nhiệm từng loại chủ thể cụ thể. Mỗi chủ thể có vị trí vai trò khác nhau, nhưng thống nhất trong tính chỉnh thể, trong đó quan trọng nhất là chủ thể với tính cách là một gia đình. Giải pháp bao hàm toàn diện từ vấn đề đời sống vật chất với nhiệm vụ phát triển kinh tế đến xây dựng đời sống tinh thần. Trong đó, nhóm giải pháp kinh tế giữ vai trò quyết định, còn nhóm giải pháp tích cực hóa nhân tố chủ quan của người Hà Nội giữ vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 149 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w