4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
1.1.3. Quan niệm về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nộ
Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội
Ảnh hưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là sự xâm nhập những đặc trưng, thuộc tính của sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác và để lại dấu ấn ở đó. Ảnh hưởng thường được tiếp cận ở quan hệ giữa sự vật hiện tượng này đối với sự vật hiện tượng khác và tạo ra sự biến đổi. Ảnh hưởng thường tiếp cận qua quan hệ một chiều, mà ít bàn đến chiều ảnh hưởng ngược lại. Dưới góc độ tiếp cận ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội được hiểu là một quá trình thống nhất giữa sự xâm nhập và sự tiếp nhận của chính chủ thể Người Hà Nội đối với một tôn giáo lớn trên thế giới vào Việt Nam và đến Hà Nội. Quá trình đó mang đặc trưng của truyền giá trị và tiếp biến ở lĩnh vực văn hóa tôn giáo Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng. Dưới sự ảnh hưởng của luật nhân quả, đời sống tinh thần người Hà Nội trở nên phong phú, có nhiều nội dung phù hợp với đặc trưng người Hà Nội thuần khiết bản địa.
Theo đó, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến
đời sống tinh thần người Hà Nội là sự tác động bởi những nội dung, đặc trưng, giá trị của luật này thông qua sức mạnh của cả hệ thống Phật giáo xâm nhập, ghi dấu ấn cả mặt tích cực và tiêu cực vào nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin và hành vi các chủ thể trong từng dạng thức hoạt động thuộc đời sống tinh thần người Hà Nội.
Từ quan niệm về ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội ta có thể tiếp cận nó trên những nội dung căn bản như sau.
Đối tượng ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo, đó
là giới hành đạo (những người có đạo), phật tử, người tôn giáo khác (hiện tượng tam giáo đồng nguyên ở nước ta), người dân (lương). Luật nhân quả là một học thuyết cơ bản của giáo lý Phật giáo. Sự xâm nhập, ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội có phần sâu sắc hơn song vẫn trong tính tổng thể của toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo. Đặc trưng, tính chất hệ thống giáo lý Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Việt Nam như thế nào thì ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội tương tự, tương ứng như thế. Tuy nhiên, trong cái chung của ảnh hưởng ấy, luật nhân quả ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội cũng có sắc thái riêng. Luật nhân quả ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sự xâm nhập lâu dài của toàn bộ hệ thống Phật giáo qua nhiều thế hệ của người Hà Nội (còn có cả việc truyền giá trị của thế hệ trước truyền cho thế hệ sau). Sự xâm nhập của Phật giáo vào đời sống tinh thần người Hà Nội đến đâu thì ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo tương ứng đến đó. Sắc thái riêng biểu hiện ở tính trội, sự ưu thế của nó đối với các nội dung khác của Phật giáo. Tính chất ảnh hưởng trội, ưu thế này còn do sự hấp dẫn của chính nó đối với người Hà Nội.
Nội dung ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội, được thể hiện qua sự ảnh hưởng trước hết ở tư tưởng
nhân quả trong giáo lý phật giáo; ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả trong hành đạo; ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả trong thực tiễn đời sống của người dân Hà Nội. Theo đó, ta nhận thấy luật nhân quả ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua trực tiếp nội dung có tính chất của một giáo lý cụ thể. Sự xâm nhập, ảnh hưởng này tạo ra những biến đổi trong nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử của con người Hà Nội mang sắc thái của luật nhân quả. Ảnh hưởng này biểu hiện từ chỗ trong đời sống tinh thần người Hà Nội không bị chi phối bởi nội dung, giá trị, chuẩn mực ứng xử văn hóa; sự sáng tạo, thưởng thức giá trị tinh thần chưa có sắc thái luật nhân quả đến dấu ấn mang đậm nét sắc thái luật nhân quả sâu sắc. Tinh thần của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đã thấm sâu vào tiềm thức người Hà Nội trên mọi bình diện và cấp độ khác nhau, có tính phổ biến. Trong tâm thức, sự tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi con người Hà Nội từ trước đến nay đã bị chi phối rất nhiều bởi tinh thần luật nhân quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam khẳng định: “Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” [110, tr. 228].
Tình hình ấy diễn ra từ cá nhân đến gia đình và cộng đồng con người Hà Nội. Các lời dạy dỗ các thế hệ con người trong gia đình cũng trực tiếp hay gián tiếp truyền giá trị luật nhân quả đến các thế hệ sau một cách sâu rộng và coi đó như một nội dung, phương thức giáo dục con người. Hệ thống chùa ở Hà Nội rất lớn, hoạt động Phật giáo cũng mang tính cơ bản và trình độ tổ chức nghi lễ cao thu hút rất đông người tham dự, cả những người được coi là
con nhang, đệ tử và những người chỉ có tình cảm Phật giáo. Đến đây họ đã
mang dấu ấn của “xưng tội” như Công giáo, nhưng dưới các hình thức lễ Phật để thanh thản, trong sáng, cầu mong những điều tốt đẹp cũng giống như một nội dung của “rửa sạch bụi trần” và hy vọng vào sự bình an trong cuộc sống và sau khi chết hoặc để phúc đức cho con cháu.
Từ triết lý nhân sinh trong luật nhân quả cũng đã xâm nhập vào đời sống ứng xử văn hóa, tôn giáo của con người Hà Nội. Họ cũng dùng ngay luật nhân quả để đánh giá những người gặp may mắn và cũng chê bai, phê phán những hiện tượng bất hạnh của những người trong môi trường sống. Ảnh hưởng này đã xâm nhập và định hướng giá trị con người về “ở hiền, gặp lành” ; “có phúc, có phận” ; “ác giả, ác báo”; “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”… Tính phổ biến của định hướng ấy có sức mạnh rất lớn đối với việc hướng thiện cho tất cả con người Hà Nội. Trong sáng tạo, đánh giá, thưởng thức văn hóa - nghệ thuật đã điển hình hóa bằng các hình tượng nghệ thuật có dấu ấn của Phật giáo rất lớn và được ưa chuộng, vận dụng vào răn dạy con người.
Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội là một kênh, một mặt trong tính tổng thể của toàn bộ các tôn giáo nước ngoài đến nước ta trong lịch sử cũng như hiện nay. Trong sự cạnh tranh với các tôn giáo khác, nhưng cũng có tính khác biệt so với ảnh hưởng đến đời sống tinh thần các dân tộc khác. Riêng ở Việt Nam xuất hiện “tam giáo đồng nguyên, đồng quy” giữa Phật - Nho - Lão giáo. Các tôn giáo này có xuất xứ từ các dân tộc khác nhau, nhưng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần con người Việt Nam nói chung và con người Hà Nội nói riêng không diễn ra xung đột kiểu “chiến tranh tôn giáo” mà là cùng tồn tại trong tính thống nhất với nhau. Trong tính tổng thể, sự cạnh tranh với các tôn giáo khác, Phật giáo cũng như luật nhân quả trong triết học Phật giáo có tính đặc thù của sự ảnh hưởng rất lớn. Trong sự cạnh tranh với các tôn giáo khác, nhưng cũng có tính khác biệt so với ảnh hưởng đến đời sống tinh thần các dân tộc khác.
Ảnh hưởng của một hiện tượng tinh thần (tôn giáo) đến một hiện tượng tinh thần của một cộng đồng người cụ thể là người Hà Nội. Sự ảnh hưởng đến từng mặt và tổng thể toàn bộ đời sống tinh thần người Hà Nội. Đời sống tinh thần người Hà Nội như một thực thể xã hội, gồm các quá trình, hiện tượng mang ý nghĩa thuộc lĩnh vực tinh thần quan hệ với nhau trong tính chỉnh thể, vừa có nét tương đồng với đời sống tinh thần người Việt Nam, vừa có nét đặc thù so với các địa phương, tỉnh khác. Thực thể tinh thần ấy ngoài phản ánh, chịu sự quy định của điều kiện sinh hoạt, đời sống vật chất, môi trường địa lý, tự nhiên còn là một hiện tượng có tính độc lập tương đối với những quy luật nội tại và quy luật giao thoa tiếp biến trong quan hệ giao lưu về văn hóa, tôn giáo. Về bản chất là ảnh hưởng của cái bên ngoài (ngoại sinh) đến cái bên trong (nội sinh) thuộc văn hóa, thuộc đời sống tinh thần, tâm linh của người Hà Nội. Ảnh hưởng này là một bộ phận của sự ảnh hưởng văn hóa Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc đến văn hóa, con người Việt Nam.
Nội dung giá trị Phật giáo nói chung và luật nhân quả nói riêng qua phương thức Việt Nam hóa làm cho nó không còn nguyên nghĩa, nguyên gốc bản địa có nghĩa là, các tính chất cá nhân, tính chất tâm lý đơn thuần được Việt Nam hóa thành tính dân tộc, tinh thần yêu nước mang dáng dấp của chính trị, quân sự và đây là ưu thế trội của Phật giáo cho vào Việt Nam. Nếu như Phật giáo nguyên thủy định hướng con người lảng tránh chính trị thì vào Việt Nam đã vượt qua thành tính đại chúng, tính dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Vấn đề kỵ sát sinh trong luật nhân quả của Phật giáo có tính tuyệt đối, nhưng khi vào Việt Nam đã thành sắc thái văn hóa dân tộc Việt Nam là sẵn sàng đánh giặc bảo vệ độc lập dân tộc. Những người Phật tử tiêu diệt nhiều quân địch, dũng cảm hy sinh vẫn không bị coi là vi phạm điều kỵ sát sinh của Nhà Phật, mà còn được tôn vinh trong lịch sử, văn hóa như người anh hùng dân tộc. Khi đã Việt Nam hóa thì tư tưởng kỵ sát sinh thành quan niệm giết một kẻ ác cứu muôn người vẫn được coi là thiện. Phương diện ảnh hưởng này cho thấy những dấu ấn duy tâm, nhân sinh quan tiêu cực vốn là
cái gốc của Phật giáo hay của luật nhân quả khi vào Việt Nam đã bị mờ nhạt đi nhiều, đồng nghĩa yếu tố có tính chất hiện thực, duy vật tăng lên.
Luật nhân quả thông qua Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam, Hà Nội sớm và liên tục xuyên suốt lịch sử hình thành phát triển của một kinh đô nước ta, nghìn năm Văn hiến. Quá trình “phân liệt” của Phật giáo thành các nhánh khác nhau và mỗi nhánh cùng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Trong các nhánh khác nhau thì nhánh Đại thừa ảnh hưởng lớn nhất. Đặc điểm ảnh hưởng ấy do nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là lý thuyết Đại Thừa (với tính chất là cỗ xe lớn) rất hấp dẫn với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Luật nhân quả (quy luật nhân quả) là một quy luật phổ biến của thế giới; mỗi học thuyết triết học khái quát và lý giải quy luật nhân quả một cách khác nhau. Phật giáo khái quát và luận giải nó dưới hình thức duy tâm (có yếu tố duy vật) và mang màu sắc thần bí (tôn giáo). Gạt bỏ những cái đó, sẽ thấy cái hạt nhân hợp lý - và cũng là cái chung của các học thuyết triết học về quy luật nhân quả.
Phương thức ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội thông qua các cách thức cơ bản đó là
con đường truyền đạo; truyền thụ giá trị văn hóa Phật giáo vào Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng. Hình thức của nó là thông qua sinh hoạt phật giáo như đi chùa, đi lễ; sinh hoạt trong gia đình (cách này ảnh hưởng một cách tự nhiên). Thông qua hoạt động văn hóa tinh thần (như Lễ hội, ẩm thực…). Thông qua hoạt động thực tiễn của người Hà Nội (thông qua các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội). Thông qua giao tiếp xã hội (các quan hệ xã hội - truyền giá trị…). Thông qua giao lưu với các tôn giáo khác (hiện tượng tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam).
Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội theo cách thức truyền giá trị là cơ bản. Truyền giá trị
là cách thức mang đặc trưng của văn hóa trong quá trình giao lưu, giao thoa và tiếp biến. Truyền giá trị đối lập với cách thức có tính áp đặt, cưỡng chế. Cách thức áp đặt, cưỡng chế thường được hậu thuẫn của chính trị hay quân sự. So với các tôn giáo hay học thuyết khác như Nho giáo, Kitô giáo..., thì Phật giáo cũng như luật nhân quả trong triết học Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần các dân tộc khác, người Việt Nam, người Hà Nội không có hậu thuẫn của chính trị, quân sự. Mặc dù Phật giáo phản ánh xã hội phân chia đẳng cấp, giai cấp và với mục đích là giải phóng con người thoát khỏi khổ, mà bằng tâm lý cá nhân, tự giải phóng bằng hy vọng ở kiếp sau. Các môn đồ của Phật giáo truyền đạo cũng không thực hiện mục đích và không cần đến hậu thuẫn của chính trị, quân sự. Đời sống tinh thần người Hà Nội trong lịch sử có nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức, tôn giáo, tâm lý, cách ứng xử văn hóa, giáo dục của luật nhân quả trong triết học Phật giáo. Những nội dung đó không chỉ ở tầm lý thuyết, lý luận, mà rất phổ biến trong đời thường của con người. Trong hệ thống các hoạt động thuộc đời sống tinh thần, đời sống tâm linh người nói chung thì hoạt động Phật giáo chiếm tỷ lệ khá lớn. Các lễ hội Phật giáo không được tổ chức rầm rộ như Kitô giáo, nhưng nó lắng đọng trong chiều sâu tâm thức, trong hoạt động giáo dục ở phạm vi rộng; không chỉ ở các chùa, mà ngay trong mỗi khu phố, gia đình. Sự lặng lẽ của quá trình xâm nhập, ảnh hưởng của Phật giáo, của luật nhân quả rất phù hợp với nhận thức, tâm lý, tao nhã, thanh lịch của người Hà Nội và đã đi sâu vào tiềm thức con người một cách vững chắc.
Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội từ nhận thức đến thái độ, niềm tin và hành vi ứng xử trong hoạt động, quan hệ xã hội thuộc đời sống tinh thần con người. Nhận thức của các phật tử và lan rộng ra các cá nhân con người trong cộng đồng ngày càng sâu rộng. Quá trình lan tỏa ấy làm thay đổi thái độ, niềm tin có tính bản địa (gốc) của người Hà Nội. Sự mở
rộng của các con người theo Phật lớn lên thì các lễ hội và các thiết chế, các chùa được xây dựng nhiều lên. Mặc dù, những nhân tố này ở Hà Nội được diễn ra muộn hơn ở một số nơi khác, nhưng nó thành trung tâm Phật giáo từ rất sớm. Điều đó ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội sâu sắc hơn. Từ chỗ trong đời sống tinh thần không có dấu ấn sự chỉ đạo của luật nhân quả đến chịu sự chi phối lớn và rộng rãi, phổ biến.
Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội bị “khúc xạ qua phương thức Việt Nam hóa” các nội dung, giá trị văn hóa, tôn giáo nước ngoài. Con người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng có biệt tài “Việt Nam hóa” các nội dung, giá trị các