Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sức mạnh hệ thống Phật giáo và đặc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 57 - 63)

4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những

1.2.1.Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua sức mạnh hệ thống Phật giáo và đặc

đời sống tinh thần người Hà Nội qua sức mạnh hệ thống Phật giáo và đặc trưng đời sống tinh thần người Hà Nội

Tiếp cận tính quy định ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua mặt này với nội dung quan hệ của hai mặt một mâu thuẫn biện chứng: mâu thuẫn giữa cái ngoại sinh và cái nội sinh trong giao thoa và tiếp biến văn hóa, tôn giáo; giữa nét tương đồng và sự khác biệt. Trong giao thoa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, tôn giáo luôn liên quan đến tương quan sức mạnh của tôn giáo nước ngoài và thái độ tiếp nhận của con người trong nước. Tính quy luật này biểu hiện ở nội dung tương đồng giá trị tôn giáo nước ngoài với giá trị văn hóa, tôn giáo trong nước. Từ phương diện đó có thể diễn ra các xu hướng ảnh hưởng khác nhau. Một là, ảnh hưởng theo phương thức thẩm thấu, truyền giá trị được sự tiếp nhận một cách hòa bình. Hai là, ảnh hưởng theo phương thức cưỡng chế, có hậu thuẫn về chính trị, quân sự. Tính đặc thù ở quy luật ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội theo quan hệ không xung đối. Bởi vì, ảnh hưởng này khác với ảnh hưởng của Nho giáo và Thiên chúa giáo là không có hậu thuẫn của chính trị và quân sự. Tính đặc thù này bắt nguồn bản chất của luật nhân quả trong triết học Phật giáo và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam; của người Hà Nội có nét tương đồng về giá trị; về nhận thức; về tâm lý…

Xét ảnh hưởng luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội cũng trong cái chung của quy luật giao thoa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, tôn giáo. Tương quan giữa sức mạnh, trình độ phát triển của luật nhân quả trong triết học Phật giáo với đời sống tinh thần người Việt Nam; con người người Hà Nội về trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý. Quy

luật chung của quá trình giao thoa tiếp biến văn hóa, tôn giáo sẽ diễn ra theo chiều văn hóa, tôn giáo lớn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần cộng đồng người chưa có tôn giáo hay tôn giáo nhỏ mạnh hơn là ảnh hưởng trở lại. Phật giáo là tôn giáo lớn của thế giới trong quan hệ với đời sống tinh thần người Việt Nam, người Hà Nội chỉ có tín ngưỡng, chưa có tôn giáo bản địa theo đúng nghĩa của nó thì ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của họ.

Xét quan hệ giữa luật nhân quả trong triết học Phật giáo với đời sống tinh thần người Hà Nội có nhiều điểm tương đồng, ít có dấu hiệu của quan hệ xung đối. Trong khi đó, các tôn giáo khác ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội thì lại có nhiều nét khác biệt và tính xung đối trong quan hệ rất cao. Luật nhân quả trong triết học Phật giáo phản ánh hiện thực xã hội đầy đau khổ của xã hội cổ đại Ấn Độ, bởi phân hóa giai cấp, đẳng cấp và cuộc đấu tranh xóa bỏ đẳng cấp ấy đã bế tắc làm cho con người tìm đến giải thoát ở tinh thần qua tâm linh tôn giáo, qua tâm lý nội tâm cá nhân và yêu hòa bình. Người Việt Nam, người Hà Nội trong hiện thực xã hội, cuộc sống cũng có nhiều khó khăn, trắc trở; sự hy sinh mất mát trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm; tâm lý trọng “tình” hơn trọng “lý”, ứng xử văn hóa đề cao tính chất hài hòa, không đối kháng và cũng rất yêu hòa bình... Nét tương đồng trên vừa làm cơ sở cho ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội một cách hòa bình. Tính chất truyền giá trị, thẩm thấu qua giao thoa, giao lưu và tiếp biến văn hóa rất điển hình.

Khát vọng hòa bình, yên ổn của con người Hà Nội trước những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc và của các cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với người Hà Nội rất lớn. Trong thời hiện đại, Hà Nội được công nhận là thành phố hòa bình là gắn với sự nghiệp đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm giữ vững hòa bình trong lịch sử. Người Hà Nội đã bao lần phải rời khỏi mảnh đất sinh sống để bảo toàn lực lượng và cùng dân tộc đứng lên đấu

tranh giành độc lập dân tộc đã in sâu vào nhận thức, tâm lý, khát vọng được hòa bình thì luật nhân quả cũng đã có một phần nào đáp ứng.

Mặc dù sự giải thích ấy chưa khoa học và những kiến giải của người Hà Nội cũng chưa có đủ tiền đề tri thức, tư duy khoa học để phản bác thì ảnh hưởng của luật nhân quả có sức thuyết phục cao hơn, dễ tin hơn. Đặc biệt, nội dung triết học Phật giáo với những lễ nghi đơn giản và có thể lồng ghép vào tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt Nam và người Hà Nội. Lễ nghi đơn giản mà ai cũng có thể làm được, dù đàn ông, hay đàn bà, già hay trẻ và làm ở mọi lúc, mọi nơi trong các ngày lễ, tiết. Người Hà Nội với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tưởng nhớ tới bậc sinh thành, vừa hàm ý cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ thế hệ trước thì sự giải thích về tiền kiếp, luật nhân quả có nhiều nét tương đồng lớn. Cùng với lễ nghi và vật phẩm thực hiện lễ nghi đơn giản (không phức tạp, cầu kỳ như các tôn giáo khác) rất phù hợp với trình độ sản xuất thấp của người Việt Nam, người Hà Nội trong lịch sử. Người ta có thể tụng kinh trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, không cần đi đến nhà thờ, không cần quy định về thời gian cụ thể và cũng không hà khắc về giáo lý, giáo luật như các tôn giáo khác. Đôi khi không thuộc kinh, có thể “nôm hóa, Việt hóa” vẫn có thể chấp nhận được.

Những nét tương đồng này phản ánh một mâu thuẫn không xung đối về văn hóa, cho nên đặc điểm quy định ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội với những sắc thái đặc thù, khác biệt với ảnh hưởng của các tôn giáo khác. Nét tương đồng biểu hiện ở luật nhân quả trong triết học Phật giáo và đời sống tinh thần người Hà Nội cùng phản ánh nhu cầu cấp thiết về tìm nguyên nhân của nỗi khổ, về giải thoát ở mặt tinh thần rất gần gũi nhau, có tính thiết thực với cuộc sống hơn. Lý thuyết luật nhân quả trong triết học Phật giáo cao hơn về tính luận giải (mặc dù luận giải không khoa học) trong khi người Việt, người Hà Nội vẫn còn loay hoay trong giải thích thì luật này tràn đến. Hiện thực ấy làm cho người Hà Nội có cơ sở tâm lý cũng như nhu cầu đang đặt ra có tính bức thiết

và ảnh hưởng luật này vào đời sống tinh thần nhanh chóng, thuận lợi hơn. Luật này đã tìm thấy mảnh đất mầu mỡ, hợp lý để sinh sôi, nảy nở… Như vậy, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội có tính đồng thuận. Tính đồng thuận này do nền tảng tinh thần bên trong quy định. Người Hà Nội chấp nhận bằng cả thái độ, hành vi ứng xử một cách chủ động tiếp nhận, định hình, lan tỏa trong đời sống tinh thần của mình, mà không cưỡng lại. Cùng với nét tương đồng, nền tảng tinh thần là thái độ ứng xử thuận chiều hơn là cưỡng lại nó mà tạo nên tính quy định, đặc điểm của ảnh hưởng luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội.

Xét ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua quan hệ với người Việt Nam nói chung. Đời sống tinh thần người Hà Nội với đời sống tinh thần người Việt Nam nói chung cơ bản có nét tương đồng, nhưng không đồng nhất. Đời sống tinh thần người Hà Nội là một bộ phận của đời sống tinh thần người Việt Nam. Đời sống tinh thần người Việt Nam là cái nôi cho đời sống tinh thần người Hà Nội phát triển. Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Việt Nam có tính sâu rộng. Tính chất sâu rộng ấy là cái nôi, mảnh đất hiện thực rộng lớn quy định ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Những tinh hoa văn hóa, tôn giáo của dân tộc thường được kết tinh ở trung tâm của quốc gia. Cùng với nó, xu hướng chung là người ngoại thành, ở các địa phương tỉnh khác sẽ mang những dấu ấn văn hóa, tôn giáo, trong đó có luật nhân quả mang sắc thái địa phương, văn hóa vùng, miền đến làm cho tính đa dạng, phương phú đời sống tinh thần người Hà Nội tăng lên. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo diễn ra trực tiếp với đời sống tinh thần người Hà Nội với tính cách là bản địa. Hội tụ giữa hai dòng đó quy định đặc điểm, tính chất ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội với sắc thái riêng so với các địa phương tỉnh khác.

Xét trong lịch sử phát triển khi Hà Nội trở thành kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo thì ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội càng có sắc thái riêng. Ảnh hưởng đó được quy định bởi các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo… Điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và những tiền đề về vật chất, điều kiện về môi trường xã hội thuận lợi cho sự ảnh hưởng phát triển của luật nhân quả vào đời sống tinh thần của nhân dân. Những tiền đề ấy không làm mất đi, hay cản trở những giá trị văn hóa của luật nhân quả đã được tiếp biến vào văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.

Xét về trình độ nhận thức luật nhân quả trong triết học Phật giáo của người Hà Nội, có tính hệ thống và sâu sắc hơn so với con người ở các địa phương khác. Là trung tâm Phật giáo, nên các lễ hội Phật giáo được tổ chức thường có quy mô lớn; môi trường sinh hoạt ở các trung tâm Phật giáo có nhiều thuận lợi và được mở rộng hơn; các hoạt động tu tập, lễ nghi diễn ra trong năm; có nhiều kinh sách, ấn phẩm của nhà phật, các nhà xuất bản; các nhà hoạt động Phật giáo với tính cách là trụ trì cho các chùa ở nhiều địa phương nước ta. Vì thế, người dân có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Phật giáo nhiều hơn ở trình độ cao hơn. Thậm chí, hiện nay có rất nhiều người từ các địa phương khác chuyển đến định cư, sinh sống, quy tụ về Hà Nội làm cho sức lan tỏa, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo lớn hơn nhiều so với các vùng miền, địa phương khác.

Mặc dù giữa luật nhân quả trong triết học Phật giáo với đời sống tinh thần người Hà Nội là quan hệ giữa cái ngoại sinh với cái nội sinh, nhưng vẫn có thể thấy nó là hai mặt của một mâu thuẫn biện chứng. Sự lớn mạnh của Phật giáo gắn liền với quá trình lan tỏa, xâm nhập của nó từ trung tâm đến các vùng, các dân tộc xung quanh rất lớn. Phật giáo lan tỏa đến đâu thì không gian văn hóa, tôn giáo của nó đến đó. Nó làm cho đời sống tinh thần các dân tộc trong phạm vi đã

ảnh hưởng thành không gian văn hóa, tôn giáo Phật giáo rất rộng lớn. Không gian ấy làm cho văn hóa Phật giáo thống nhất giữa các dân tộc, quốc gia có chung đặc điểm về đời sống tinh thần và mỗi quốc gia, dân tộc trở thành cái bên trong, yếu tố cấu thành văn hóa Phật giáo chung. Điều đó càng thúc đẩy quá trình ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo mạnh mẽ đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Các giao lưu văn hóa, tôn giáo Phật giáo giữa các quốc gia thường qua môi trường của kinh đô các nước và những giá trị được tiếp thu cũng tập trung vào người dân kinh đô làm cho ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội càng gia tăng.

Sức mạnh của luật nhân quả trong triết học Phật giáo còn ở sự hấp dẫn về một lý luận có tính “thiện”, sát hợp với hiện thực khó khăn của quần chúng nhân dân. Trong điều kiện nhận thức còn thấp không giải thích được nỗi khổ đau và trước một thực tế các đấu tranh giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, nô dịch của giai cấp thống trị thì xuất hiện một lý thuyết giải thích có sức hấp dẫn, dễ tiếp nhận cho nên ảnh hưởng này không cần có sự hậu thuẫn của chính trị, quân sự vẫn có thể sâu rộng đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Mặc dù lý thuyết này có nhiều yếu tố không khoa học, nhưng đối với quần chúng thấp kém về nhận thức, đang bế tắc về cách giải thích, cách thức giải thoát thì vẫn có sức hấp dẫn. Sự hấp dẫn này thể hiện thế mạnh, sức mạnh cho ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần con người nói chung và người Hà Nội nói riêng một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, sâu rộng.

Ảnh hưởng này không những không bị phản kháng như các tôn giáo khác mà còn được chào đón nhiệt tình từ trong tâm thức, tâm linh con người Hà Nội. Mâu thuẫn trong đặc điểm ảnh hưởng này cũng mang tính chất không “xung đối” văn hóa, tôn giáo. So với ảnh hưởng của một số tôn giáo lớn trên thế giới, luật nhân quả trong triết học Phật giáo đã tìm thấy mảnh đất thuận chiều cho sự ảnh hưởng của nó. Sự ảnh hưởng không bị kháng cự, mà tiếp

nhận thuận chiều. Đây là lý do, tại sao luật nhân quả ảnh hưởng đến đời sống tinh thần người Hà Nội không cần đến hậu thuẫn của chính trị, quân sự mà vẫn có hiệu quả.

Sức mạnh của luật nhân quả trong triết học Phật giáo biểu hiện ở quá trình ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới mà không cần đến sự hậu thuẫn của chính trị, quân sự. Mặc dù thế, nhưng vẫn cạnh tranh được với nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Nó đã lôi kéo được nhiều phật tử trên nhiều nước, thẩm thấu sâu rộng vào đời sống tinh thần con người. Cái nội sinh thuộc văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thường tạo ra “sức đẩy” quá trình ảnh hưởng của tôn giáo nước ngoài để khẳng định vị thế của nó trong đời sống tinh thần xã hội. Thế nhưng từ bản chất cái nội sinh của người Hà Nội, với tín ngưỡng là cơ bản thì nó không đẩy các tôn giáo khác, mà tiếp nhận một cách hoà bình.

Ảnh hưởng này mang đặc điểm của ảnh hưởng từ cái ngoại sinh đến cái nội sinh. Sức mạnh của cái ngoại sinh và đặc điểm cái nội sinh quy định tính quy luật của ảnh hưởng. Từ rất sớm trong lịch sử cho đến ngày nay, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo vẫn còn những sức mạnh mạnh mẽ, thậm chí đã trở thành cái nội sinh qua cách thức Việt Nam hóa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người hà nội hiện nay (Trang 57 - 63)