4. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những
1.2.2. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua
học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội qua vai trò, tính quy định của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Hà Nội
Văn hóa, tôn giáo là những hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định. Cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất quyết định không chỉ ở nguồn gốc, sự ra đời, mà còn quyết định mặt tiếp nhận, nuôi dưỡng những nội dung, giá trị văn hóa, tôn giáo nước ngoài du nhập theo quy luật giao thoa tiếp biến văn hóa. Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh con người là mảnh đất hiện thực, tiền đề quy định ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Ảnh hưởng của luật nhân
quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội ở các thời kỳ lịch sử khác nhau thì sự ảnh hưởng đó là khác nhau do các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó trực tiếp quy định.
Ngay từ đầu sự xâm nhập của văn hóa Phật giáo và luật nhân quả trong triết học Phật giáo vào Việt Nam, vào đời sống tinh thần người Hà Nội so với các tôn giáo lớn khác, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo sớm hơn và có thế mạnh hơn. Trước khi Hà Nội trở thành kinh đô, trình độ
kinh tế, đặc điểm văn hóa, xã hội cũng chưa có sự khác biệt lớn với các địa phương khác. Ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội trong cái chung của cả Việt Nam. Với tiền đề kinh tế của Việt Nam, của Hà Nội mang đặc trưng của “phương thức sản xuất châu Á” kéo dài theo cách nói của C.Mác thì có nhiều nét tương đồng với kinh tế Ấn Độ cả về trình độ và đặc điểm. Nét tương đồng ấy là do tiền đề kinh tế, xã hội của thời đại ấy quy định. Vì thế những nội dung, giá trị của luật nhân quả trong triết học Phật giáo cũng rất gần gũi với tâm lý, tinh thần con người Hà Nội xa xưa. Giữa chữ “ tâm” trong Phật giáo và chữ “ tình” của con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng rất dễ dung hòa với nhau trong ứng xử văn hóa, tôn giáo. Khi xâm nhập vào Việt Nam, vào đời sống tinh thần người Hà Nội khi ấy với tiền đề kinh tế có nét tươmg đồng và qua đó nó nhanh chóng nuôi dưỡng giá trị văn hóa, tôn giáo Phật giáo, đặc biệt luật nhân quả rất thuận lợi.
Sự ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo phụ thuộc vào môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội ở các thời kỳ là khác nhau. Cụ thể thời kỳ trước khi Hà Nội trở thành kinh đô, người Hà Nội sinh ra và lớn lên trong bối cảnh của đất nước thường xuyên bị các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược và thống trị dẫn đến xã hội lúc đó xuất hiện cảnh đau thương, loạn lạc. Hiện thực xã hội đó có nhiều nét tương đồng với xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Toàn bộ nội dung và bản chất của xã hội Ấn Độ
được phản ánh trong triết học Phật giáo và nổi bật nhất là luật nhân quả. Xã hội của Việt Nam ở thời đại này tập trung vào cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra và giành thắng lợi, nhưng không tôn tại được bao lâu, lại bị đàn áp, chịu sự áp bức, nô dịch của phương Bắc. Môi trường xã hội Việt Nam thời kỳ đó có những nét đặc trưng gần giống với xã hội Ấn Độ thời kỳ đó, nên luật nhân quả trong triết học Phật giáo có sức sống và ảnh hưởng rất lớn đến hiện thực của xã hội Việt Nam.
Những nét tương đồng về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo ra những nét đồng thuận giữa đời sống tinh thần hai dân tộc Việt Nam và Ấn Độ trong lịch sử. Hai đời sống tinh thần của hai dân tộc cùng phản ánh điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có nhiều nội dung gần giống nhau. Mặc dù có sự khác nhau về hình thức và trình độ phản ánh, nhưng giữa luật nhân quả trong triết học Phật giáo và đời sống tinh thần con người Việt Nam, con người Hà Nội đều có khát vọng tự do, độc lập, thoát khỏi áp bức, bất công, thực hiện hòa bình, bình đẳng. Khi luật nhân quả xâm nhập vào đời sống tinh thần người Hà Nội không chỉ có hậu thuẫn của nét tương đồng về nhận thức, tâm lý, triết lý nhân sinh yêu hòa bình, chống bất công, áp bức, mà còn có cả nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội tương ứng về trình độ để nuôi dưỡng nó.
Khi Hà Nội được lựa chọn và xây dựng với tính chất của một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước thì mảnh đất hiện thực ấy có khác biệt nhiều hơn so với các địa phương khác. Biểu hiện sự khác biệt là kinh tế đô thị với
thương nghiệp, buôn bán phường, hội lớn lên. Dấu ấn của thương nghiệp phường hội vẫn còn ở tên gọi các phố cổ của Hà Nội. Từ chỗ chưa phải là trung tâm kinh tế đến trở thành nơi đầu mối quan trọng của mọi thông thương buôn bán đã tạo ra những bước biến đổi về kinh tế, với diện mạo và trình độ phát triển nhanh hơn. Kéo theo nó là sắc thái văn hóa đô thị, thị thành xuất
hiện và phát triển. Kinh tế có những bước biến đổi, cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội cũng biến đổi và kéo theo những biến đổi về tâm lý, văn hóa, đời sống tinh thần của con người Hà Nội. Sự “giàu có” của dân cư tăng lên cũng tạo ra tiền đề cho sự quan tâm, chú trọng đến đời sống tinh thần của con người. Biểu hiện ở những lễ hội văn hóa, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Nền tảng kinh tế ấy đã làm cho tính quy luật ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo bị “khúc xạ” một phần so với trước. Sự khúc xạ này chuyển từ ảnh hưởng có tính thuần nhất đến ảnh hưởng đến các giai tầng xã hội khác nhau. Số những người lao động, sự ảnh hưởng lưu giữ lại những dấu ấn có tính truyền thống nhiều hơn. Ảnh hưởng đến giai tầng có tính chất thương nghiêp, phường hội bị khúc xạ so với truyền thống nhiều hơn. Sự khác nhau ấy cũng chưa tạo ra những sự khác biệt căn bản. Đời sống tinh thần người Hà Nội khi kinh tế phát triển mới ở trình độ cao hơn, đặc biệt là những tôn giáo được tiếp nhận có tính chất thuận chiều như Phật giáo. Các lễ hội văn hóa, tôn giáo Phật giáo được mở rộng về quy mô và phạm vi rộng, lôi cuốn nhiều tầng lớp xã hội trong và ngoài Hà Nội tham gia. Đời sống tâm linh, tôn giáo mang sắc thái Phật giáo; nội dung, giá trị luật nhân quả được gia tăng trong đời sống tinh thần con người.
Đô thị hóa kinh đô ở Hà Nội khác với đô thị hóa theo chủ nghĩa tư bản. Đô thị hóa kinh đô Hà Nội vẫn trong giới hạn của thủ đô chế độ phong kiến; kinh tế thương nghiệp phát triển, nhưng vẫn trong phạm vi của phường hội, chưa có công nghiệp lớn; giai tầng xã hội cũng chưa có những đảo lộn như trong chủ nghĩa tư bản. Những tiền đề ấy cũng không làm thay đổi căn bản ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Khi viết về sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, C.Mác chỉ rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Bất cứ ở chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đạp đổ những quan hệ Phong kiến, gia trưởng và
chất phác. Tất cả các mối liên hệ phức tạp và muôn mầu, muôn vẻ ràng buộc con người Phong kiến với “những bề trên tự nhiên” của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, ngoài mối lạnh lùng và lối “trả tiền ngay” không tình không nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo của sự nhiệt tình hiệp sĩ, của tình cảm tiểu tư sản xuóng dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần; nó đã đem tự do buôn bán độc nhất và tàn nhẫn thay cho nhiều tự do đã gành được bằng một giá đắt. Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng.
Khi Hà Nội trở thành kinh đô cũng có nghĩa trung tâm chính trị, xã hội văn hóa phát triển theo sắc thái mới, không giống với trước đây. Đặc biệt, Người quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội là một Phật tử, đồng thời là nhà Vua - Lý Công Uẩn. Sự kiện ấy tạo ra những thay đổi lớn của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Trong quan hệ với các hiện tượng tinh thần khác, chính trị bao giờ cũng quyết định trực tiếp và lớn nhất. Chính trị quyết định các chính sách phát triển tôn giáo. Chính trị quyết định thái độ cự tuyệt hay tiếp nhận tôn giáo nước ngoài xâm nhập và sẽ quy định phạm vi, quy mô, trình độ ảnh hưởng. Với chủ thể Người quyết định dời đô là một Phật tử thì các chủ trương, chính sách cho xây dựng các công trình văn hóa mang đặc trưng của Phật giáo được ưu tiên và phát triển mạnh mẽ. Chính sách về giáo dục và xây dựng đời sống tinh thần người dân cũng hướng đến nội dung của Phật giáo là chủ yếu. Giới tri thức, nền giáo dục cũng sẽ chú tâm đến phát triển theo lý thuyết Phật giáo. Toàn bộ những tiền đề ấy làm cho đời sống tinh thần người Hà Nội sẽ có những bước phát triển mới và ảnh hưởng Phật giáo nói chung, luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội nói riêng cũng phát triển theo hướng thuận
chiều. Đặc biệt hơn là một thể chế chính trị đã lấy Phật giáo làm hệ tư tưởng cho quốc gia; là quốc giáo cho dân tộc. Vấn đề này quyết định tốc độ, phạm vi, chiều sâu, tầm cao ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội ngày càng lớn. Tính quy luật này làm cho khác biệt căn bản với các ảnh hưởng của các tôn giáo mà bị chính trị “từ chối”. Từ tầm sâu, chiều cao ấy tiến đến sự lan tỏa ra các địa phương khác, bởi vai trò của một trung tâm phát triển Phật giáo. Trung tâm ảnh hưởng của Phật giáo như, Thuận Thành, Bắc Ninh từng bước nhường chỗ vị trí trung tâm về Hà Nội. Hà Nội trở thành trung tâm phát đi những thông điệp về Phật giáo cho các địa phương, tỉnh thành khác.
Suốt chiều dài lịch sử phát triển của Kinh đô Hà Nội vẫn liên tục phải đối mặt với những cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Quá trình phát triển, Hà Nội cũng có sự thay đổi hệ tư tưởng từ Phật giáo sang Nho giáo. Khi Nho giáo vươn lên vị trí hệ tư tưởng thì ảnh hưởng của Phật giáo, của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội cũng bị khúc xạ qua lăng kính chính trị với hệ tư tưởng mới - hệ tư tưởng Nho giáo. Lẽ ra khi nho giáo ảnh hưởng đến trình độ trở thành hệ tư tưởng thì sẽ có sự sự bài xích, xóa bỏ hệ tư tưởng cũ - Phật giáo, nhưng điều đặc biệt là không diễn ra. Đặc điểm con người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng vốn có bản tính tiếp thu các tôn giáo xâm nhập một cách mền dẻo; không theo hoàn toàn một tôn giáo và cũng không cự tuyệt một tôn giáo nào. Đây là cái đặc thù của con người Việt Nam, người Hà Nội trong ứng xử văn hóa. Với tính chất ấy, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tính thần người Hà Nội có sự khúc xạ, biến đổi nhất định, nhưng hoàn toàn không bị bài xích như ở các dân tộc khác. Sự đồng hành giữa Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo (Tam giáo đồng quy, đồng nguyên) thể hiện rõ đặc điểm ấy và ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật
giáo vẫn giữ vững xu thế chung như diễn ra trong lịch sử. Ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội cũng có những bước thăng trầm nhất định, nhưng vẫn không làm mất đi những nét cơ bản mang tính chất bản sắc văn hóa, tôn giáo nói chung và tính chất ảnh hưởng này nói riêng.
Khi chủ nghĩa thực dân, đế quốc thống trị, Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, nhưng tính chất có sự khác biệt căn bản. Với một nền văn minh phương Tây làm đảo lộn rất lớn những tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nước ta cũng như của Hà Nội. Dấu hiệu của kinh tế tư bản xuất hiện, nhưng cũng chỉ mang tính chất què quặt, chủ yếu về khai thác thuộc địa. Chính trị mang đặc trưng thuộc địa, nửa phong kiến. Văn hóa xã hội mang tính chất văn hóa nô dịch. Đặc điểm kinh tế, chính trị mới quy định xu hướng phát triển văn hóa, tôn giáo và đời sống tinh thần người Hà Nội. Ở phương diện tôn giáo thì sự xâm nhập của một tôn giáo mới lạ hoàn toàn với văn hóa phương Đông là Ki tô giáo. Một thứ tôn giáo đặc trưng của phương Tây.
Một cuộc bài xích văn hóa, tôn giáo truyền thống được diễn ra theo chính sách chính trị thực dân, đế quốc rất mạnh mẽ. Điều này làm cho biến dạng lớn, làm thay đổi sự ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội. Khi chính trị chủ nghĩa thực dân, đế quốc vào Hà Nội thì xuất hiện sự xung đột giữa các tôn giáo; giữa tôn giáo nước ngoài với tín ngưỡng bản địa Việt Nam rất quyết liệt. Tuy nhiên, vai trò của chính trị thực dân, đế quốc xuất hiện ở Việt Nam làm cho ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội vẫn giữ được những nét truyền thống khá sâu sắc. Về mặt hình thức và nội dung có biến đổi, nhưng bản chất, sắc thái văn hóa dân tộc vẫn không bị mất đi. Đặc điểm ảnh hưởng ấy biểu hiện ở sự phân hóa theo các chiều cạnh khác nhau. Một là, luật nhân quả trong
triết học Phật giáo tiếp tục hun đúc tinh thần hướng thiện, yêu nước, đánh giặc đã hình thành trong truyền thống trong chống thực dân, đế quốc. Nhiều phật tử đã anh dũng chiến đấu với tinh thần hướng thiện; tinh thần trọng nghĩa của giá trị luật nhân quả Phật giáo. Hai là, ảnh hưởng của luật nhân quả trong triết học Phật giáo bị mất cơ bản trong tâm thức của một số người, đặc biệt những người chạy theo ảnh hưởng của Kitô giáo.
Khi chính trị thực dân đế quốc xâm nhập vào Việt Nam thì ảnh hưởng của luật nhân quả đến đời sống tinh thần người Hà Nội có sự phân hóa lớn. Từ ảnh hưởng có tính phổ biến, đồng thuận một chiều đến ảnh hưởng có sự phân hóa. Một bộ phận lớn vẫn giữ được những nội dung, nét đặc trưng của luật nhân quả trong tâm thức và một bộ phận gần như thoát ra khỏi tâm thức ấy và chịu ảnh hưởng của Kitô giáo. Sự phân hóa này tác động trở lại chính trị, tác động trở lại ý thức chính trị của mỗi con người Hà Nội theo hai thái cực trái ngược nhau. Đây là sự biến dạng lớn nhất của ảnh hưởng luật nhân quả trong triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần người Hà Nội.
Lịch sử phát triển của Việt Nam tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng sản