Kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 63 - 66)

8. Kết cấu luận văn

2.4.2.3 Kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học

Để thăm dò ý kiến của cơ quan, công ty, doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối

52

với 20 cơ quan, công ty, doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh, học viên của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc, với kết quả như sau:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát sự hài lòng về kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học sau tốt nghiệp

Nội dung câu hỏi khảo sát

Ý kiến của ngƣời đƣợc khảo sát (%) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tương đối đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1. Có kiến thức chuyên môn tốt 50 40 10

2. Có kiến thức nền tảng văn hóa, xã

hội liên quan 5 50 30 15

3. Có kỹ năng nghiệp vụ 5 50 35 10

4. Có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào tổ chức, điều hành công việc

40 30 15 15

5. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu 15 60 15 10

6. Có năng lực tư duy logic 10 15 45 30

7. Có năng lực khai thác và xử lý

thông tin 20 45 20 15

8. Có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

5 10 45 40

9. Có khả năng tự mở cơ sở sản xuất

kinh doanh dịch vụ 25 25 30 20

10. Có khả năng học tiếp để nâng

cao kiến thức, kĩ năng nghề 5 55 15 25

Trung bình chung (%) 4 14 46 26 10

Nguồn khảo sát - Qua bảng 2.5 trên cho thấy đa số các cơ quan, doanh nghiệp cho rằng học viên tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn, có khả năng áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, người học cũng có thể đáp ứng về tính kỷ luật và tác phong theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên yếu tố “Có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào tổ chức, điều hành công việc”, “Khả năng tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của người

53

học sau tốt nghiệp” thì chưa được các doanh nghiệp, cơ quan đánh giá cao.

- Sự hài lòng chung của cơ quan, công ty, doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học sau tốt nghiệp

Hình 2.1: Sự hài lòng chung của cơ quan, công ty, doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học sau tốt nghiệp

Từ biểu đồ hình 2.1 cho thấy đánh giá chung của các cơ quan, công ty, doanh nghiệp (được khảo sát) là tương đối hài lòng về kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của người học sau tốt nghiệp, cụ thể:Ý kiến tương đối đồng ý chiếm tỷ lệ cao (46%); ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 36%; ý kiến hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý chiếm 18%.

- Sự khác biệt đánh giá này có thể xuất phát từ chuẩn đầu ra của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc và chuẩn đầu vào của doanh nghiệp chưa gặp nhau nên nhận xét có khác nhau. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo dựa trên ý kiến các giáo viên dạy nghề, một số doang nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kỹ năng nghề mà họ cho rằng sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên việc đánh giá của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Châu Đốc theo tỉ lệ nêu trên là phù hợp.

54

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)