8. Kết cấu luận văn
2.6.2.1 Kết quả tuyển sinh đào tạo
Kết quả tuyển sinh dạy nghề trong những năm gần đây chưa đạt chỉ tiêu của tỉnh giao (đặt biệt là trình độ trung cấp). Tỷ lệ học sinh bỏ học còn nhiều (khoảng 30%). Cơ cấu ngành nghề, các cấp trình độ chưa hợp lý (đào tạo ngắn hạn chiếm trên 90%).
2.6.2.2 Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động
Các cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo về số lượng giáo viên cơ hữu và chưa hợp lý về cơ cấu giữa các khoa và tổ chuyên môn nên còn xảy ra tình trạng thừa, thiếu giờ giảng so với giờ định mức. Phải thỉnh giảng giáo viên của các trường bạn, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất giỏi,... điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đào tạo, cũng như chất lượng giảng dạy của các cơ sở dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề đa số là trẻ tuổi nên kinh nghiệm công tác, giảng dạy cũng như thực tế chưa nhiều nên cần phải tu dưỡng, rèn luyện thêm. Giáo viên có trình độ sau đại học còn chiếm tỷ lệ thấp (13,8%).
Hầu hết giáo viên dạy thực hành tại các cơ sở dạy nghề chưa có chứng chỉ Kỹ năng nghề Quốc gia nên kỹ năng thực hành vẫn còn những hạn chế nhất định, kinh nghiệm thực tế sản xuất trực tiếp còn hạn chế, điều này ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.
Trình độ ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu so với yêu cầu.
Đổi mới trong phương pháp giảng dạy và học tập cũng gặp không ít khó khăn tại các cơ sở đào tạo nghề vì chất lượng học sinh tại đây còn nhiều hạn chế, do đó việc đổi mới chỉ là khuyến khích chứ chưa mang tính bắt buộc. Phương pháp đánh giá kết quả học tập còn chậm đổi mới, chưa kết hợp tốt giữa kiểm tra kiến thức và đánh giá kỹ năng.
2.6.2.3 Chương trình, giáo trình
- Chương trình đào tạo được xây dựng chưa bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo
87 dục quốc dân theo quy định.
- Chương trình đào tạo tuy có định kỳ cập nhật nhưng chưa thường xuyên, chưa có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.
- Hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo trên địa bàn còn rất hạn chế và ngay cả thư viện cũng chưa được xây dựng để học sinh có điều kiện nghiên cứu thêm tài liệu kiến thức chuyên ngành.
2.6.2.4 Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện
- Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc có quy mô nhỏ, chưa đạt chuẩn theo quy định về diện tích đất xây dựng. Chưa đủ các khu vực phục vụ hoạt động theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.
- Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa chưa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo.
- Thiết bị đào tạo chưa đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định.
- Chưa có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.
Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề cơ bản chỉ đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh, học viên với quy mô hiện tại, nhiều máy móc, trang thiết bị dạy nghề còn lạc hậu so với công nghệ hiện nay và chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển của thực tiễn sản xuất nên kết quả đào tạo có sự chênh lệch so với yêu cầu của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, việc bố trí kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề còn hạn chế (nhất là các nghề trọng điểm), chưa đáp ứng kịp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và việc đầu tư vẫn còn mang
88 tính giàn trải
2.6.2.5 Quản lý tài chính
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu chi cho đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Châu Đốc, các nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhưng ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế chưa đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động, của đơn vị.
2.6.2.6 Giám sát, đánh giá chất lượng
- Chưa thường xuyên thu thập ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.
Công tác kiểm tra, giám sát đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên, đôi lúc còn mang tính hình thức; cán bộ kiểm tra chỉ là cán bộ kiêm nhiệm và chưa được tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ.
Công tác kiểm định chất lượng dạy nghề chưa được thực hiện.
2.6.2.7 Người học
- Chất lượng đầu vào thấp. Học sinh đầu vào trình độ trung cấp có học lực trung bình chiếm một tỷ lệ rất cao 63,05%, thậm chí có cả học sinh có học lực yếu (chiếm 2,77%).
- Chất lượng đầu ra:
+ Về xếp loại tốt nghiệp: Đa phần học sinh trung cấp, học viên sơ cấp xếp loại tốt nghiệp khá và trung bình khá. Đều này cho thấy chất lượng đầu ra chưa thật sự tốt.
+ Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào tổ chức, điều hành công việc, tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của người học sau tốt nghiệp còn hạn chế.
+ Chuẩn đầu ra của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp.
+ Theo nhận định của doanh nghiệp: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, nhiều học sinh sau tốt nghiệp có tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa có nhiều sáng
89
tạo trong công việc được giao. Chất lượng của lao động đã qua đào tạo đạt mức trung bình, nhất là về kỹ năng thực hành thuần thục.