Đào tạo nghề có vai trò ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 31 - 33)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2.2 Đào tạo nghề có vai trò ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội. Để một xã hội ổn định về chính trị và đảm bảo an ninh trật tự thì

20

phải có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực và của toàn xã hội mà trong đó có vai trò của đào tạo nghề. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, đào tạo nghề đã đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa:

+ Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống quý báu của dân tộc, của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam; có tinh thần phấn đấu, rèn luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Có ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; nghiêm túc thực hiện các quy định khi tham gia quan hệ pháp luật lao động; có trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

+ Có ý thức tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc; có ý thức tự giác, tích cực tham gia công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.

+ Đào tạo nghề đào tạo một con người phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức.

- Phát triển đào tạo nghề luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Đào tạo nghề đào tạo ra người lao động có tay nghề cao đáp ứng ngày càng tốt hơn cho thị trường lao động trong và ngoài nước, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm được việc làm, có thu nhập ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, ma túy, mại dâm,…góp phẩn đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là thực hiện chính sách công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn nhằm thực hiện thành công chính sách tam nông: “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

21

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)