Về phía nhà nước và địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 102 - 105)

8. Kết cấu luận văn

2.6.3.4 Về phía nhà nước và địa phương

- Công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở đi học nghề thực hiện chưa hiệu quả.

- Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi để thu hút nguồn giáo viên về các trường dạy nghề nên công tác tuyển dụng giáo viên của trường gặp khó khăn.

- Tiến độ triển khai các dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh chậm nên chưa tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Thành phố Châu Đốc không có khu, cụm công nghiệp và người lao động đa số không chịu đi làm xa

91

nên việc đào tạo nghề chủ yếu là các nghề có thời gian đào tạo ngắn, theo nhu cầu tại chổ và mang tính thời vụ nên việc tạo việc làm sau đào tạo chưa thật sự bền vững.

- Cơ chế, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn được ban hành còn bất cập mà cụ thể là thù lao giáo viên còn quá thấp.

- Ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề. Bố trí kinh phí để xây dựng các chương trình, giáo trình còn hạn chế.

- Chưa có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo chính quyền ở một số địa phương; công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn,... Hầu hết cán bộ, giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn chưa được biên chế mà chủ yếu là hình thức hợp đồng nên chưa thật sự tâm huyết với nghề đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Công tác giám sát, đánh giá cũng như tuyên truyền cho người dân theo học các lớp đào tạo nghề ở nông thôn còn yếu,… Ở cơ sở, chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề mà chủ yếu là kiêm nhiệm và lại thường xuyên thay đổi nên công tác phối hợp đào tạo nghề đạt kết quả chưa cao.

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác dạy nghề đã phát huy được hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn chưa thực sự sâu sát, chặt chẽ, đồng bộ như: trong công tác tuyên truyền, kết nối dữ liệu tuyển sinh giữa các trường, nhu cầu đào tạo; công tác kiểm tra, giám sát.

- Công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học nghề và tư vấn nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, nên khó khăn trong việc xác định nhu cầu đào tạo, hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau đào tạo.

- Nhà nước chưa có lộ trình bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trong đào tạo cung ứng lao động, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân.

- Kinh phí hỗ trợ miễn giảm học phí cho học sinh, hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ chậm được chi trả; kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

92

mới tỉnh phân bổ chậm nên các cơ sở dạy nghề không chủ động được trong việc thực hiện ký hợp đồng đào tạo nghề lao động nông thôn.

- Cơ chế chính sách đầu tư và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa thật hợp lí: Việc phát triển nhanh các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhưng thiếu qui hoạch về nghề đào tạo và đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã làm cho cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính và nguồn lực của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh khó ổn định.

Tóm tắt chƣơng 2

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở đào tạo nghề tại thành phố Châu Đốc, tác giả đã khái quát kết quả đào tạo nghề trong những năm qua tại thành phố Châu Đốc thông qua số liệu báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Châu Đốc, các cơ sở dạy nghề và kết quả khảo sát từ 100 học sinh, 20 công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động về số lượng và chất lượng đào tạo như: kết quả học tập; tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp; kiến thức, kỹ năng, năng lực nghiệp vụ, kỹ năng mềm, phẩm chất cá nhân, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người học. Đồng thời, tác giả cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại thành phố Châu Đốc như: chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc; yếu tố đầu vào; hoạt động đào tạo; sự quan tâm của người dân thành phố Châu Đốc đối với đào tạo nghề. Qua đó tác giả đã đánh giá những thành quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố Châu Đốc trong thời gian tới.

93

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)