Nguyên nhân đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 96 - 98)

8. Kết cấu luận văn

2.6.1.2 Nguyên nhân đạt được

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc, đồng thời được sự hỗ trợ của các phòng, ban của thành phố, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các phường, xã đối với công tác đào tạo nghề, trong đó chú trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Trung ương và tỉnh ban hành nhiều chính sách mới, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, giải quyết tình trạng thất nghiệp và giảm nghèo.

- Chế độ trợ cấp cho người học nghề là đối tượng chính sách có điều chỉnh tăng nên đã tạo động lực cho họ khi tham gia học nghề.

- Chính phủ ban hành Nghị định 86/2015/NĐ-CP về chính sách học phí giúp học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có điều kiện học nghề được tốt hơn, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động học nghề, giải quyết việc làm, cụ thể như: Chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh; miễn giảm học phí; chính sách nội trú đối với học sinh trung cấp; chính sách hỗ trợ đào tạo

85

nghề theo đơn đặt hàng; chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho các đối tượng đặc thù theo quy định.

- Hệ thống văn bản pháp quy được ban hành khá kịp thời giúp các cơ sở dạy nghề thuận lợi trong triển khai thực hiện.

- Công tác truyền thông ngày càng được quan tâm:

+ Các cơ sở dạy nghề thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân xã, phường tuyên truyền vận động người lao động tham gia học nghề thông qua các buổi họp dân, hội nghị sơ, tổng kết của địa phương. Ngoài ra, còn cử cán bộ đến tận khóm - ấp vận động lao động học nghề. Liên kết với các trường bạn tổ chức các lớp nghề phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động địa phương.

+ Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề còn được các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

- Công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp nghề từng bước được chú trọng. Nhận thức của người dân về đào tạo nghề có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.

- Tuyển sinh dạy nghề được thực hiện thường xuyên trong năm, các hình thức dạy nghề theo địa chỉ, dạy nghề gắn với tạo việc làm được thực hiện khá tốt.

- Công tác đào tạo nghề được thực hiện đa dạng với nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Khi học nghề xong, người học có thể tự tạo việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Danh mục nghề ngắn hạn ngày càng phong phú và đa dạng giúp người lao động dễ chọn lựa ngành nghề phù hợp năng lực và trình độ học vấn.

- Trường Trung cấp nghề Châu Đốc có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tận tâm, nhiệt tình, vượt khó, luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

86

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)