8. Kết cấu luận văn
3.3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đầu ra
- Xây dựng chuẩn đầu ra các trình độ đào tạo theo quy định của khung trình độ quốc gia.
- Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề và đổi mới phương thức quản trị nhà trường:
+ Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; thực hiện tự kiểm định và kiểm định chất lượng. Tập huấn cho cán bộ, nhà giáo về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.
+ Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học; coi ứng dụng công nghệ thông tin là đòn bẩy tạo sự đột phá về chất lượng trong đào tạo nghề và trong quản lý; áp dụng mô hình quản trị đối với các cơ sở dạy nghề tự chủ như mô hình quản trị doanh nghiệp.
- Gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp:
Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với họat động của các cơ sở dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng đầu ra bởi:
+ Liên kết với doanh nghiệp tạo cơ hội cho học sinh các cơ sở dạy nghề có nơi thực tập, có điều kiện làm quen với máy móc, thiết bị, công nghệ mới trong sản
110
xuất, có thể tìm được việc làm sau khi ra trường mà không cần nhiều thời gian để doanh nghiệp đào tạo lại.
+ Liên kết với doanh nghiệp cũng giúp các cơ sở đào tạo nghề được hưởng lợi từ thế mạnh của doanh nghiệp như: mời được đội ngũ chuyên gia, cán bộ có kỹ thuật có tay nghề cao tham gia giảng dạy, công nhân lành nghề hướng dẫn học sinh thực tập.
+ Tăng cường liên kết với doanh nghiệp cũng tạo cơ hội để cơ sở dạy nghề tìm đầu ra cho học sinh, học viên tốt nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo.
+ Ngoài ra, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề cũng phần nào giải quyết tình trạng thiếu trang thiết bị dạy nghề bằng cách ký hợp đồng sử dụng thiết bị của doanh nghiệp. Đồng thời, giáo viên của các cơ sở dạy nghề có điều kiện tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại của doanh nghiệp, trong khi các cơ sở dạy nghề chưa có khả năng đầu tư.
+ Liên kết tổ chức các lớp nghề ngắn hạn tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề cần lao động kỹ thuật, góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Gắn đào tạo nghề với thị trường lao động:
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các cuộc điều tra nhu cầu học nghề của người lao động, điều tra cung lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Dự báo được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có kế hoạch đào tạo phù hợp, tránh việc đào tạo ồ ạt, tràn lan gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức của người học nghề và giúp người học sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định.
+ Xây dựng đội ngũ tư vấn viên có năng lực để tư vấn chọn nghề học, chọn việc làm như: Cán bộ chuyên trách về dạy nghề, cán bộ xã, phường, thị trấn, những người đã từng học nghề và thành công trong cuộc sống, các nhà tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
111