Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của một số nước trong khu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu luận văn

1.7.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của một số nước trong khu

trong khu vực và thế giới

Kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo nghề của một số nước trên thế giới (Đăng trên Website của Học viện Kinh tế - Năng lượng - www.aee.edu.vn, ngày 04/4/2016)

- Kinh nghiệm đào tạo nghề của Đức:

36

thời đại, cũng như xu hướng xuất hiện nghề mới. Hay nói cách khác, những thay đổi của nền kinh tế Đức đều được đưa vào các cơ sở đào tạo nghề thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề.

Về vấn đề tuyển sinh: Công tác tuyển sinh được thực hiện dựa trên danh sách của trường phổ thông cung cấp. Vấn đề lựa chọn được thực hiện kỹ dựa trên bảng điểm, thái độ đối với nghề. Việc học cũng được trả lương theo thỏa thuận. Kết thúc khóa học, học viên được kiểm tra các kiến thức liên quan nghề. Một điều lưu ý là các kỹ năng làm việc được đào tạo khá nghiêm ngặt. Dựa trên kiến thức học được, học viên phải tự thực hiện các công đoạn, từ việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, tự đánh giá và làm báo cáo thực hiện. Điều này giúp học viên nâng cao sự tự chủ, khả năng linh hoạt trong việc tìm kiếm tài liệu, nguyên liệu thực hành trong khóa học, tinh thần chịu trách nhiệm trong công việc.

Ở doanh nghiệp, học viên phải học việc như một công nhân thực thụ và được giao công việc từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ đó, các kiến thức học ở trường được thực hành ngay tại doanh nghiệp và được bổ sung thực hành những kiến thức công nghệ mới. Học viên sau khi tốt nghiệp được làm ở doanh nghiệp, hoặc có thể tìm việc ở công ty khác. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Đức rất thấp.

- Kinh nghiệm đào tạo nghề của Australia:

Thứ nhất, học viên được học với chuyên gia, những người có đam mê giống với học viên. Họ không chỉ hiểu được ngành nghề đang đào tạo mà còn có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời luôn cập nhật những thay đổi trong lĩnh vực đó để tiến kịp với sự phát triển của thời đại.

Thứ hai, học viên học tập ngay trong khi thực hành, tức là học viên được học hỏi kinh nghiệm về ngành học trong môi trường công việc thực sự. Chất lượng giáo dục của học viên được đảm bảo. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục nghề có sự phối hợp quan hệ đối tác tốt với các nghiệp đoàn. Điều này giúp cho học viên có kinh nghiệm nghề thực tế đảm bảo cho việc tuyển dụng trong lĩnh vực nghề mà học viên chọn.

Thứ ba, các ngành nghề đào tạo phong phú, đa dạng, và có nhiều ngành đang dẫn đầu thế giới.

37

Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Và từ mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình linh hoạt và uyển chuyển như “mô hình 1+3” (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), “mô hình 0+4” (cả 4 năm đều học nghề),...

Về nguyên tắc đào tạo: Những người lựa chọn con đường học nghề sẽ ký hợp đồng với một doanh nghiệp đào tạo trực tuyến. Doanh nghiệp đó phải bảo đảm nguyên tắc: Năm 1 các công nhân lành nghề sẽ hướng dẫn về kỹ thuật. Năm 2 giảm bớt hướng dẫn, tăng việc tự học. Học viên sẽ được hưởng lương học việc trong cả 2 năm học. Sau khi kết thúc học việc, học viên sẽ được trao chứng chỉ và bắt đầu có thể tìm kiếm việc làm.

Về nội dung chương trình dạy nghề: Dựa trên triết lý của cựu Thủ tướng Na Uy - Gro Harlem Brundtland: “Mục tiêu chung của tất cả hệ thống giáo dục đào tạo nghề là phải cung cấp được kiến thức đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành để người học có thể ứng dụng những kinh nghiệm thực tế vào cuộc sống”.

Tác giả lựa chọn kinh nghiệm đào tạo nghề của những quốc gia trên vì: Hiện nay một số cơ sở đào tạo nghề của tỉnh An Giang đã nhận được sự viện trợ của Đức trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề và được đánh giá là có chất lượng và có công nghệ hiện đại. Đối với các quốc gia khác tác giả nhận thấy mô hình đào tạo của các quốc gia này rất hay và hiệu quả nếu được vận dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)