Về phía nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 101 - 102)

8. Kết cấu luận văn

2.6.3.2 Về phía nhà trường

- Đa số các cơ sở dạy nghề có quy mô nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc kết nối và duy trì mối quan hệ giữ cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp chưa thật sự tốt; một số doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đến việc hợp tác đào tạo với các trường nghề, chưa chia sẻ hết các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà họ đang cần để đưa vào chương trình đào tạo.

- Thời gian qua, tuy nhận thức về học nghề của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, song việc rèn luyện về kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, kỹ năng sống đối với người học chưa được đơn vị đào tạo chú trọng đúng mức nhằm giúp cho người học nghề có khả năng thích nghi được với môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp sau khi được đào tạo.

- Cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư hoàn chỉnh (mặc dù được xây dựng khá khang trang về trường sở nhưng thư viện, phòng thí nghiệm,… chưa được chú trọng đầu tư); trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy còn lạc hậu, chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục nghề nghiệp còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và hạn chế về chất

90

lượng, nhất là kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy (phương pháp dạy học phần lớn là theo phương pháp truyền thống, không phát huy được tính sáng tạo của người học); chương trình, giáo trình chưa thường xuyên cập nhật, đổi mới nên chất lượng đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề,…

- Nguồn tài chính hạn hẹp, chủ yếu là do ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)