Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 49 - 51)

8. Kết cấu luận văn

1.7.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong nước

- Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai:

Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai là:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân lao động, hộ nghèo về các chính sách, dự án, chương trình của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác quản

38

lý đối tượng, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý hộ thuộc đối tượng chính sách (hộ nghèo, gia đình liệt sỹ, người có công...); Phổ biến, tuyên truyền người dân lao động nông thôn đăng ký học nghề thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, huy động các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ ba, phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng chính sách giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, thông qua chương trình giáo viên dạy nghề và học sinh thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, giúp cho giáo viên tiếp cận thiết bị công nghệ mới để thường xuyên đổi mới về nội dung và phương pháp, cập nhật kiến thức và kỹ năng, cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đánh giá chất lượng đào tạo nghề.

Thứ tư, có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho học sinh cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động.

- Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Nghệ An:

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và địa phương.

Để thực hiện mục tiêu đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu tập trung xây dựng các chương trình, đề án, chính sách đào tạo nghề, được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt và chỉ đạo phối hợp thực hiện đạt kết quả tốt. Từ năm 2006 đến 2010, thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, phát triển các

39

loại hình doanh nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, trang trại, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế.

Nghệ An đã thực hiện đồng bộ các chủ trương và các nhóm giải pháp để phát triển đào tạo nghề như sau:

- Công tác đào tạo nghề đã được toàn tỉnh xác định là một trong những nội dung chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp, các ngành quan tâm, chi đạo thực hiện nghiêm túc và được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

- Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về lĩnh vực lao động - việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến sâu sắc, phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của sự nghiệp, công nghiệp hóa - hiện đại hoá của tỉnh. Toàn tỉnh đã quán triệt và thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các phong trào, xây dựng phát triển các mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác đào tạo nghề; có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Nghệ An; đồng thời xúc tiến đẩy nhanh tiến độ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác đào tạo nghề.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, miền núi. Tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngoài công lập, các doanh nghiệp và các làng nghề, đa dạng hoá phương thức đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Bên cạnh việc tuyển sinh đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại các làng nghề, hoạt động liên kết đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, các vùng dân tộc cũng được quan tâm mở rộng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)