Năng lực, phẩm chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 35 - 36)

8. Kết cấu luận văn

1.5.1.3 Năng lực, phẩm chất

24

Trình độ đào tạo nghề được biểu hiện qua năng lực hành nghề (năng lực thực hiện). Năng lực hành nghề chính là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ của nghề nghiệp. Năng lực hành nghề được hình thành và phát triển trên cơ sở năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội (năng lực giao tiếp).

- Năng lực chuyên môn: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp cụ thể, có thể làm, thu thập thông tin và xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống diễn ra trong thực tiễn.

- Năng lực phương pháp: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được sao cho thích hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường cụ thể, có khả năng xử lý thông tin trong quá trình lao động và học tập, đưa ra các giải pháp thích ứng để giải quyết các nhiệm vụ mới xuất hiện trong công việc. Có khả năng làm chủ thực tiễn để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và xã hội.

- Năng lực xã hội: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp học tập, đề ra chiến lược, chiến thuật trong việc tự đào tạo và bồi dưỡng. Đồng thời có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, biết tổ chức phối hợp để làm việc theo tổ, nhóm.

Ngoài đào tạo kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện, việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng để góp phần làm mới chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vốn từ xưa đã bị ảnh hưởng bởi cung cách làm việc tiểu nông, manh mún. Rèn luyện cho học sinh có ý thức và tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)