Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 55 - 56)

8. Kết cấu luận văn

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Thành phố Châu Đốc là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, là Thành phố đồng bằng đặc biệt có sông, có núi với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều Di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Tỉnh; địa điểm du lịch phong phú đa dạng được trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố Châu Đốc. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; thu ngân sách của Thành phố năm 2017 là 601.725 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước (GDP bình quân đầu người năm 2014 là 47,85 triệu đồng/người), đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí tăng đã tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Du lịch tâm linh hấp dẫn du khách (năm 2018, lượng khách đến tham quan, hành hương tại Châu Đốc trên 5 triệu lượt). Điểm đến phần lớn của du khách là Miếu bà chúa xứ Núi Sam (khu di tích được xếp hạng cấp Quốc gia). Châu Đốc còn có chiều dài lịch sử gắn liền với những sự kiện

44

trong công cuộc giữ nước nhất là sự kiện Thoại Ngọc Hầu huy động sức dân đào kênh Vĩnh Tế, vừa phục vụ công tác thủy lợi, vừa có ý nghĩa về mặt quân sự.

Ngoài ra, du khách còn có thể ngồi thuyền tham quan dòng sông Hậu, dạo quanh làng bè, khu chợ nổi trên sông và sang Cồn tiên tham quan thánh đường Hồi giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm An Giang và mua sắm hàng hoá, đặc sản tại chợ Châu Đốc như: mắm cá các loại, đường thốt nốt, khô bò, khô cá tra phồng,…

Theo số liệu thống kê năm 2017: Tổng dân số toàn thành phố Châu Đốc là 111.577 người (trong đó có 54.866 nam, 56.711 nữ). Số người trong độ tuổi lao động 73.917 người (trong đó có 37.443 nam, 36.474 nữ), chiếm 66,25% dân số toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)