Chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 72 - 75)

8. Kết cấu luận văn

2.5.1 Chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc

- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Châu Đốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch. Thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng.

61

Với mục tiêu trên đã tạo thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Châu Đốc hoạt động hiệu quả trong thời gian qua góp phận tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

- Thành phố Châu Đốc đã sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo nghề đào nghề cho lao động nông thôn, để thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta.

- Quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân phường, xã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề.

- Quan tâm hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong đào tạo nghề.

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trung cấp nghề được miễn học phí và được vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố Châu Đốc (theo Quyết định 157/QĐ-TTg) để phục vụ cho việc học tập.

2.5.2 Yếu tố đầu vào (người học)

Chất lượng đầu vào là cơ sở, là nền móng vững chắc để đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo. Chất lượng đầu vào có thể sẽ ảnh hưởng đến năng lực học tập hay khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, học viên.

62

Bảng 2.8: Kết quả thống kê về học lực và hạnh kiểm của học sinh đầu vào trình độ trung cấp

Năm Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tổng Tốt Khá TB Yếu Tổng

2014 19 58 7 84 47 30 6 1 84 2015 1 31 82 2 116 66 43 7 116 2016 2 25 49 1 77 52 21 4 77 2017 9 19 44 1 73 50 18 5 73 2018 3 39 40 1 83 67 15 1 83 Tổng 5 năm 15 133 273 12 433 282 127 23 1 433 Tỷ lệ % (5 năm) 3,46 30,72 63,05 2,77 100 65,13 29,33 5,31 0,23 100 Nguồn báo cáo của Trường Trung cấp nghề Châu Đốc Qua bảng 2.8 cho thấy học sinh đầu vào trình độ trung cấp có học lực trung bình chiếm một tỷ lệ rất cao 63,05%, thậm chí có cả học sinh có học lực yếu (chiếm 2,77%), trong khi hầu hết học sinh học trung cấp nghề chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo (tỷ lệ học sinh bỏ học cao, bình quân trên 30%/năm), đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đầu ra của trường.

2.5.3 Hoạt động đào tạo

2.5.3.1 Nguồn tài chính

Hiện nay, ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương vẫn là nguồn tài chính chủ yếu chi cho đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập trên tỉnh An Giang nói chung và thành phố Châu Đốc nói riêng, các nguồn khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là một khó khăn trong quá trình đào tạo vì ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế.

Đối với Trường Trung cấp nghề Châu Đốc thì kinh phí được cấp trên biên chế cán bộ, giáo viên hiện có, điều này đã gây không ít khó khăn trong việc thỉnh giảng giáo viên (vì các cơ sở đào tạo nghề trên địa Châu Đốc không có đủ lượng

63

giáo viên cơ hữu và buộc phải thỉnh giảng, công tác tuyển dụng giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn).

Chưa có chính sách đặc thù về chế độ tiền lương cho giáo viên dạy nghề để khuyến khích họ gắn bó với nghề, cũng như việc tuyển dụng giáo viên có tay nghề cao được thuận lợi.

Bình quân hàng năm tỉnh cấp cho Trường Trung cấp nghề Châu Đốc khoảng 03 tỷ đồng. Ngoài ra, Trường còn có nguồn thu từ học phí nhưng cũng rất hạn chế (do kết quả tuyển sinh không cao).

Riêng đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm Châu Đốc thì nhiệm vụ chính là giới thiệu việc làm, còn đào tạo nghề chỉ thực hiện các lớp nghề ngắn hạn theo đơn đặt hàng của Nhà nước (đào tạo nghề cho lao động nông theo Quyết định 1956/QĐ-TTg) nên kinh phí cho đào tạo nghề không ổn định, tùy thuộc vào số lượng lớp nghề mà trung tâm ký hợp đồng với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Châu Đốc.

Với thực tế kinh phí đào tạo như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề (khó khăn trong việc mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác đào tạo).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại thành phố châu đốc (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)