Xoá bỏ phân loại DNNN; đổi mới cơ chế thực hiện nhiệm vụ, hoạt động công ích, chuyển từ quản lý doanh nghiệp công ích sang quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 47 - 50)

động công ích, chuyển từ quản lý doanh nghiệp công ích sang quản lý hoạt động công ích của DNNN, mở rộng cơ chế đấu thầu hoạt động công ích.

Theo quy định của Luật DNNN 1995 thì DNNN được phân thành DNNN hoạt động kinh doanh (hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận) và DNNN hoạt động công ích (hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh) với các cơ chế hoạt động khác nhau. Các DNNN hoạt động công ích trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích trong các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không được tham gia hoặc không muốn tham gia. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật DNNN 1995 trong những năm qua cũng cho thấy, việc phân loại DNNN như trên cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Luật hiện hành có phân loại thành DNNN hoạt động công ích nhưng chưa xác định rõ một số vấn đề liên quan như: khái niệm sản phẩm, dịch vụ công ích; tiêu thức xác định doanh nghiệp công ích chưa hợp lý; chưa quy định cụ thể điều kiện, quyền hạn, trách nhiệm trong việc thành lập và xếp doanh nghiệp hiện có vào doanh nghiệp hoạt động công ích; cho phép doanh nghiệp hoạt động công ích được hưởng một số ưu đãi; chưa mở rộng cho các thành phần kinh tế khác tham gia và tổ chức đấu thầu sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích; hạn chế cổ phần hoá, đa dạng hoá các DNNN thuộc loại công ích. Vì vậy, vẫn tạo điều kiện cho DNNN lợi dụng cơ chế công ích để đòi bao cấp, chưa khuyến khích các thành phần kinh tế

tham gia hoạt động công ích và giảm chi phí cho hoạt động công ích. Do chưa xác định cụ thể khái niệm sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng, chưa quy định cụ thể tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công cộng, nên dẫn đến tình trạng (1) Mở rộng dần phạm vi của DNNN hoạt động công ích trong quá trình hướng dẫn và tổ chức thực hiện (đến nay đã xác định gần 30 nhóm sản phẩm, dịch vụ thuộc loại sản phẩm, dịch vụ công ích); (2) Chưa bao quát hết các ngành nghề cần được xếp là doanh nghiệp công ích; (3) Tiêu chí doanh nghiệp hoạt động công ích không được áp dụng thống nhất trong vả nước. Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 về doanh nghiệp công ích chưa căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp để thiết lập tiêu thức xác định loại doanh nghiệp công ích, mà chủ yếu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và tỉ trọng doanh thu từ hoạt động công ích trong tổng doanh thu để xác định loại hình doanh nghiệp công ích (phải có ít nhất 70% tính trên doanh thu thực tế trong 2 năm gần nhất từ hoạt động công ích thì mới được coi là doanh nghiệp hoạt động công ích). Điều này dẫn đến bất hợp lý là khi tỉ lệ doanh thu công ích giảm xuống dưới mức và thời hạn quy định thì doanh nghiệp đó không còn là doanh nghiệp công ích, mặc dù nhiệm vụ chính của doanh nghiệp khi thiết kế, thành lập và đăng ký kinh doanh là thường xuyên phải làm nhiệm vụ công ích. Mặt khác, do quy định việc thành lập mới hoặc chuyển DNNN, đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp công ích chỉ cần Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mà không cần có sự thẩm định hoặc thoả thuận của các cơ quan nhà nước liên quan nên dẫn đến tình trạng thành lập, chuyển DNNN thành doanh nghiệp công ích một cách tuỳ tiện, tràn lan làm cho số lượng các DNNN hoạt động công ích tăng lên một cách nhanh chóng. Các DNNN có xu hướng muốn được chuyển thành doanh nghiệp công ích để được hưởng các ưu đãi như: được bao cấp về tài chính, không phải lo về tiêu thụ sản phẩm, không bị cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu… Bên cạnh

đó, Luật DNNN 1995 cũng chưa có cơ chế cho các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động công ích, chưa có cơ chế đấu thầu hoạt động công ích rộng rãi nên phần lớn các doanh nghiệp hoạt động công ích chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ, chưa chú trọng tới việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ công ích.

Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nói trên, Luật DNNN 2003 đã sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, xác định rõ sản phẩm, dịch vụ công ích là những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, đối với cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc đảm bảo quốc phòng, an ninh mà nếu người cung cấp những sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí, do đó, được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (khoản 12 Điều 3).

Thứ hai, Luật DNNN 2003 đã bãi bỏ việc phân loại DNNN thành doanh

nghiệp công ích và quản lý theo DNNN hoạt động công ích; chuyển sang quản lý theo hoạt động công ích. Nhà nước chuyển từ cơ chế ưu đãi riêng cho loại doanh nghiệp công ích sang cơ chế đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích (có sự tham gia của các thành phần kinh tế) theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Từ 01/7/2004, tất cả các công ty nhà nước được quản lý theo cơ chế chung, theo đó, các công ty nhà nước có các quyền, nghĩa vụ chung quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18; và các công ty nhà nước này khi tham gia hoạt động công ích thì sẽ có thêm các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 19 Luật DNNN 2003.

Thứ ba, đối với công ty được thiết kế, đầu tư thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thì được Nhà nước đầu tư vốn để hình thành tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích. Khi cần thiết, nhà

nước điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty để thực hiện mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích ở công ty khác. Công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc quyền quản lý của công ty khi được người quyết định thành lập công ty cho phép. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của công ty gắn liền với quyền sử dụng đất phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Công ty được quyền sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung khi được sự đồng ý của người quyết định thành lập công ty nhưng không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 47 - 50)