những doanh nghiệp Nhà nước đang cổ phần hóa.
Đây là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp đang cổ phần hóa, bởi vì tư duy quyền lực của bộ máy công quyền còn quá nặng nề, nhiều công chức vẫn cố tình chưa hiểu doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp có nghĩa là
thế nào, nên đã tuỳ tiện can thiệp vào hoạt động của Công ty cổ phần do doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá.
Ở Hải Phòng, giám đốc một công ty Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại một công ty cổ phần mà Nhà nước còn giữ 15,9% cổ phần đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần. Ông giám đốc này lẽ ra phải nói với người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để họ thực hiện việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo đúng Điều 71 Luật doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông nắm giữ 15,9% vốn. Ở Nam Định UBND tỉnh đã có văn bản để chấp nhận các chức danh HĐQT, giám đốc công ty cổ phần. Sở dĩ có những hiện tượng như trên là vì UBND tỉnh đã căn cứ vào Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 để ra văn bản [48].
Lý do là Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 đã có những quy định không rõ ràng về vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước.
Tại Điều 2.2.c của Luật DNNN 2003 về phạm vi và đối tượng điều chỉnh quy định:
“2. Đối tượng áp dụng luật này bao gồm:
c) Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ
phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ;”
Quy định này đã gây nhầm lẫn về phạm vi điều chỉnh, gây hoang mang cho các cổ đông trong công ty cổ phần có phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Vì vậy, Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này để tránh gây nhầm lẫn trong quá trình vận dụng Luật DNNN 2003.