Vấn đề Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 79 - 81)

Khoản 8 Điều 3 Luật doanh nghiệp Nhà nước đã quy định: "Quyền chi phối đối với doanh nghiệp khác là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó".

Quy định này đã có sự nhầm lẫn giữa quyền chi phối và quyền định đoạt. Quyền chi phối chỉ là quyền tương đối; quyền định đoạt là quyền quyết định của chủ sở hữu đối với tài sản, không thể định nghĩa quyền chi phối là quyền định đoạt.

Theo Điều 77 khoản 2 Luật doanh nghiệp 1999 thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được đại diện 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tỉ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Đối với quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại; giải thể công ty; bán hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Tỉ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.

Như vậy theo khoản 8 Điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước làm thế nào Nhà nước có thể định đoạt được khi mà công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, nhất là điều lệ công ty cổ phần quy định một tỉ lệ khác cao hơn (ví dụ chỉ 52%). Khi đó, 1% sẽ có quyền phủ quyết. Tất nhiên các cổ đông còn lại sẽ không mua cổ phần nếu Nhà nước cứ áp đặt thông qua biểu quyết với tỉ lệ 51%.

Trường hợp 5 công ty Nhà nước góp vốn vào một công ty cổ phần nhưng chỉ chiếm 55%, mỗi công ty 11%, còn một cá nhân chiếm 45% thì Nhà nước có chi phối được công ty cổ phần này hay không, ai là đại diện sở hữu 55%

phần vốn Nhà nước? Vì 5 công ty Nhà nước có những lợi ích khác nhau nên rất khó tìm được tiếng nói chung trong Đại hội đồng cổ đông, nên thực tế chỉ cần cá nhân 45% tranh thủ được 1 cổ đông 11% là đã chi phối được công ty cổ phần này.

Thiết nghĩ, Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn vấn đề này cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước khi góp vốn vào các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 79 - 81)