Sự cần thiết ban hành.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 38 - 39)

Ngay từ năm 1998, Nghị quyết Hội nghị Trung ương bốn, khoá VIII đã đưa ra chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật DNNN, trong đó nêu rõ: “Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và thí điểm, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhà nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba, khoá IX tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh đổi mới DNNN, trong đó nhiều chủ trương cần được thể chế hoá vào nội dung của Luật DNNN sửa đổi như:

- Mở rộng khái niệm DNNN, trong đó DNNN bao gồm cả loại do Nhà nước giữ 100% vốn và loại doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng gắn doanh nghiệp với thị trường, chuyển mạnh sang kinh doanh, xoá bao cấp, xác lập quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật.

- Tăng cường và thực hiện đúng chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước, phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước

với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển sang thực hiện chế độ quản lý công ty đối với DNNN, giao quyền quyết định đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

- Việc thành lập mới DNNN hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần, chỉ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc quyền hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia. Việc thành lập mới DNNN hoạt động công ích phải được xem xét chặt chẽ, đúng định hướng, có yêu cầu các có đủ các điều kiện cần thiết; khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không cấm.

- Chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối; ngoài ra, tổng công ty có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Những chủ trương trên của Đảng xuất phát từ việc nhìn nhận ra những khiếm khuyết của Luật DNNN 1995, tạo động lực mới cho sự hoạt động hiệu quả của các DNNN ở nước ta.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 38 - 39)