Bất cập giữa quy định của Luật DNNN và quy định của Bộ luật lao động.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 86 - 87)

luật lao động.

Đối với trường hợp thuê Tổng Giám đốc, hợp đồng lao động ký giữa HĐQT với Tổng Giám đốc có thời hạn tối đa 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng lao động (Điều 40 khoản 3). Như vậy quy định này đã đồng nhất nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng lao động. Do đó, quy định trên là không phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động vì căn cứ Điều 40 khoản 3 Luật DNNN năm 2003, thì có thể hiểu hợp đồng lao động giữa HĐQT với Tổng Giám đốc là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hiệu lực tối đa của hợp đồng này là 5 năm. Trong khi đó, theo Điều 27 của Bộ luật Lao động năm 2002, thì hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ có thời hạn tối đa 36 tháng. Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn kết thúc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp ký hợp đồng mới là

hợp đồng xác định thời hạn, thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng.

Vì vậy, khi ban hành văn bản hướng dẫn Luật DNNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn rõ Điều 40 khoản 3 của Luật DNNN theo hướng: "Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng phù hợp với pháp luật lao động. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng tối đa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng".

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 86 - 87)