Đổi mới việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 69 - 73)

khác.

Quy định về thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN và quản lý phần vốn góp tại doanh nghiệp khác cũng là một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất trong luật DNNN hiện hành. Cụ thể:

Một là: Luật DNNN năm 1999 chưa tách bạch rõ ràng giữa quản lý của

chủ sở hữu với quản lý của nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền quản lý chung đối với các loại hình doanh nghiệp và quản lý kinh doanh của DNNN.

Hai là, hiện nay còn nhiều đầu mối quản lý DNNN, nhiều cơ quan chỉ

đạo, điều hành, hoạch định chính sách đổi mới DNNN dẫn đến sự không thống nhất trong tổ chức thực hiện. Luật quy định Chính phủ tiến hành phân cấp hoặc uỷ quyền thực hiện quyền chủ sở hữu cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân

cấp tỉnh thực hiện một số quyền của chủ sở hữu đối với DNNN; quy định trách nhiệm của Bộ tài chính trong việc quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp; quy định mối quan hệ giữa các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh với Bộ tài chính trong việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu Nhà nước được Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền đối với DNNN. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn nên đã tạo ra chồng chéo trong thực hiện giữa các cơ quan.

Bà là, quyền chủ sở hữu đối với DNNN bị phân tán ở nhiều cấp trung

gian nhưng quan hệ phối hợp giữa các cơ quan còn nhiều vấn đề không thống nhất, không cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện và tới cùng đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, nhiều vần đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như quyết định nhân sự, quyết định đầu tư, cung cấp tài chính,…còn bị phân tán ở nhiều cơ quan. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lại can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc quyết định: chuyển nhượng tài sản, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác, mua cổ phần, thành lập công ty con…

Bốn là, chưa cụ thể hoá quan hệ pháp lý giữa chủ sở hữu hoặc đại diện

chủ sở hữu và giám đốc; chưa xác định rõ chế độ trách nhiệm của người đại diện sở hữu, của người quản lý trực tiếp doanh nghiệp đối với quyết định của mình.

Khắc phục những hạn chế trên của luật hiện hành, trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương III khoá IX, Luật DNNN 2003 đã thực hiện những sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, giảm bớt một số quyền về tài sản của chủ sở hữu như phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản quan trọng; phê chuẩn phương án huy động vốn, góp vốn, tài sản của doanh nghiệp…theo điều 64 Luật DNNN năm 2003, chủ sở hữu công ty nhà nước

chỉ quyết định các dự án đầu tư có giá trị trên 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán (đối với công ty nhà nước không có HĐQT) trên 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán ( đối với công ty có HĐQT) hoặc tỷ lệ nhỏ hơn được quy định tại điều lệ công ty; quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt quá mức vốn điều lệ của công ty.

Thứ hai, quy định rõ hơn việc thực hiện quyền chủ sở hữu; phân công, phân cấp đại diện chủ sở hữu. Nhà nước là chủ sở hữu công ty nhà nước, Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước. Cụ thể:

- Chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước như: Phê duyệt phương án thành lập mới, tổ chức và sắp xếp lại công ty nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định chế độ tài chính của công ty nhà nước; quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác đối với chủ tịch, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty nhà nước (điều 65). Thủ tưóng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các bộ liên quan thực hiện một số quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước không có HĐQT và thực hiện một số quyền chủ sở hữu đối với công ty nhà nước có HĐQT theo uỷ quyền, phân cấp của chính phủ (điều 65, 66). Bộ, UBND cấp tỉnh là chủ sở hữu đối với công ty TNHH nhà nước một thành viên do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ theo quy định của luật doanh nghiệp (điều 70).

- Bộ tài chính thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu đối với công ty nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo quy định tại điều 67 của luật này như:

Trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chế độ quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, chế độ báo cáo và công khai tài chính của công ty nhà nước, báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công; thực hiện cấp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do công ty nhà nước; tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nước …

- Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại công ty nhà nước có HĐQT và đại diện chủ sở hữu đối với công ty do mình đầu tư vốn điều lệ theo quy định tại các điều 29,30 và 33 của luật này.

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và đại diện chủ sở hữu phần vốn do mình đầu tư ở doanh nghiệp khác theo quy định tại các điêù 60 và 61 của luật này.

- Công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của công ty đầu tư của doanh nghiệp khác.

Thứ ba, bổ sung các quy định mới về nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; tuân thủ các quy định pháp luật về hợp đồng trong việc mua bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu; bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty (khoản 2 điều 64)

Thứ tư, ngoài việc quy định rõ trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác, Luật DNNN 2003 lần này đã bổ

sung quy định xác định vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác gồm: vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của công ty nhà nước được công ty đầu tư hoặc góp vào công ty khác; vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào công ty khác giao cho công ty nhà nước quản lý; giá trị cổ phần hoặc vốn nhà nước góp tại công ty nhà nước đã cổ phần hoá, công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên; vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư, lợi tức được chia do nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư, góp vốn ở công ty khác dùng để tái đầu tư vào công ty đó… Người đại diện phần vốn góp của nhà nước, công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên doanh nghiệp trong công ty có vốn góp của nhà nước, công ty nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 69 - 73)