Đổi mới cách thức, điều kiện và quy trình thành lập công ty nhà nước theo hướng bảo đảm hiệu quả; chỉ thành lập công ty nhà nước 100%

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 50 - 54)

nước theo hướng bảo đảm hiệu quả; chỉ thành lập công ty nhà nước 100% vốn nhà nước trong những điều kiện cần thiết.

Theo Luật DNNN 1995 thì việc thành lập DNNN được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực then chốt có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chính phủ quy định cụ thể những ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập mới DNNN trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế có thể nói, việc thành lập DNNN đã diễn ra tràn lan, không đúng định hướng của Nhà nước; rất nhiều DNNN đã được thành lập mới nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, cán bộ quản lý, công nghệ, thuộc nhiều ngành nghề không nằm trong lĩnh vực quan trọng thiết yếu mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn (kinh doanh du lịch, khách sạn, xây dựng, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí…), nhiều DNNN được thành lập với vốn đầu tư rất thấp…

Nguyên nhân của thực trạng này là do định hướng thành lập DNNN trong Luật DNNN 1995 là chưa đủ chi tiết, chưa có quy định hướng dẫn áp dụng cụ thể. Mặt khác quy định của Luật DNNN 1995 và các văn bản hướng dẫn chưa hạn chế được việc thành lập DNNN không đủ điều kiện về vốn, công nghệ và chưa gắn được trách nhiệm của người xây dựng và người vận hành doanh nghiệp. Theo quy định của Luật DNNN 1995 thì quyết định thành lập và quyết định đầu tư là hai quyết định tách riêng, vì vậy, trong thực tế thường tiến hành đầu tư hình thành doanh nghiệp và bàn giao cho bộ máy quản lý mới. Với trình tự, thủ tục như vậy thì khó có thể gắn được trách nhiệm giữa chủ đầu tư, người quản lý đầu tư xây dựng với người quản lý doanh nghiệp sau này. Nhiều trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả là do đầu tư không đúng nhưng người đầu tư không chịu trách nhiệm mà bộ máy quản lý doanh nghiệp là người gánh chịu hậu quả. Ngoài ra, liên quan đến quy trình thành lập DNNN thì các quy định của Luật DNNN 1995 cũng bộc lộ những hạn chế, thiếu sót. Ví dụ, Luật DNNN 1995 chưa quy định cụ thể người đề nghị và phân cấp quyết định thành lập DNNN dẫn đến hậu quả là Nghị định hướng dẫn đã quy định người đề nghị thành lập doanh nghiệp cũng là người ký quyết định thành lập DNNN, không bảo đảm tính khách quan trong việc xem xét thành lập DNNN. Liên quan đến trách nhiệm đầu tư vốn của chủ sở hữu, Luật DNNN 1995 không quy định rõ, và theo quy định của Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN thì chủ đầu tư chỉ có trách nhiệm đầu tư không thấp hơn vốn pháp định của các ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh mà không xét đến mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 3). Quy định này dẫn đến việc đầu tư vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp khá tuỳ tiên, tuỳ theo khả năng ngân sách của từng địa phương, từng thời gian mà sự đầu tư cho các doanh nghiệp có các mức độ khác nhau, thực

tế thường không bảo đảm vốn tối thiểu cho doanh nghiệp hoạt động. Việc quy định vốn pháp định khi thành lập DNNN, một mặt không có tính khả thi, mặt khác cũng không còn phù hợp với việc xoá bỏ quy định vốn pháp định trong Luật Doanh nghiệp 1999.

Nhằm khắc phục các hạn chế nêu trên, theo tinh thần kiểm soát chặt chẽ việc thành lập, bảo đảm các điều kiện cho công ty nhà nước hoạt động có hiệu quả ngay ở khâu thành lập, việc thành lập công ty nhà nước trong Luật mới được sửa đổi như sau:

Thứ nhất, quy định rõ ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn thành lập mới công ty nhà nước theo định hướng của Nghị quyết Trung ương III khoá IX. Theo quy định tại Điều 6 của Luật mới thì công ty nhà nước được thành lập ở những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập công ty nhà nước và quy hoạch sắp xếp, phát triển công ty nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa bàn cho Chính phủ quyết định và định kỳ công bố.

Thứ hai, quy định rõ điều kiện thành lập công ty nhà nước, trong đó chú trọng các điều kiện về vốn, công nghệ, tính khả thi của đề án thành lập; đối với tổng công ty phải đặc biệt chú trọng tính liên kết và tự nguyện, trừ các tổng công ty trong ngành độc quyền. Khi xem xét quyết định thành lập công ty nhà nước phải căn cứ vào điều kiện này để tránh trường hợp thành lập công ty nhà nước nhưng không đủ vốn. Theo quy định tại Điều 8 Luật DNNN 2003 thì quyết định thành lập mới công ty nhà nước phải căn cứ vào các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm đủ điều kiện về vốn; mức vốn điều lệ phù hợp ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định;

- Dự thảo điều lệ của công ty không trái với quy định của pháp luật và Luật này;

- Đề án thành lập mới công ty bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về trình độ công nghệ tiên tiến do Nhà nước quy định, thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới, phù hợp với chiến lược và quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.

Thứ ba, quy định rõ cơ quan có quyền đề nghị thành lập và người quyết định thành lập công ty nhà nước. Việc phê duyệt chủ trương thành lập công ty nhà nước đều thông qua cấp Trung ương trên cơ sở phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy định tại Điều 7 Luật DNNN 2003 thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người đề nghị thành lập mới công ty nhà nước. Người đề nghị phải căn cứ vào danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới và quy hoạch sắp xếp và phát triển công ty nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xây dựng đề án và lập hồ sơ thành lập mới công ty nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc quyết định. Về thẩm quyền quyết định thành lập, Điều 9 Luật DNNN 2003 quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập mới công ty nhà nước trong các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thứ tư, thực hiện gắn kết khâu quyết định đầu tư với khâu quyết định thành lập công ty nhà nước. Đối với công ty cần tiến hành đầu tư xây dựng khi thành lập mới thì đề án thành lập mới phải bao gồm cả dự án đầu tư thành lập mới. Nội dung dự án đầu tư thành lập mới công ty nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư (Điều 7). Theo quy định tại Điều 9 Luật DNNN 2003 thì quyết định thành lập mới công ty nhà nước đồng thời là quyết định dự án đầu tư thành lập công ty nhà nước. Công ty nhà nước mới được thành lập sẽ là chủ đầu tư đối với dự án này. Sau khi có quyết định thành lập mới được triển khai các thủ tục xây dựng, cấp vốn, huy động vốn và các thủ tục khác (Điều 10).

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 50 - 54)