Thể chế hoá các biện pháp tổ chức lại và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 73 - 76)

doanh nghiệp nhà nước.

Trong nhiều năm nay, một số chính sách, biện pháp tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu DNNN đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế như cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN, chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên,… việc thực hiện các biện pháp này đã tạo ra một động lực mới cho hoạt động của doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng khó khăn của nhiều doanh nghiệp, năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp được phát huy, tạo công ăn việc làm cho người lao động… Tuy nhiên, các biện pháp này mới chỉ được quy định ở các văn bản dưới luật của Chính phủ như: Nghị định số 28/CP (lần lượt thay thế bởi các Nghị định số 44/1998/NĐ–CP, Nghị định số 64/2002/NĐ–CP, Nghị định số 63/2001/NĐ- CP)… Luật DNNN 1995 chỉ quy định các biện pháp tổ chức lại DNNN bao gồm: sáp nhập vào DNNN khác, chia tách DNNN và các biện pháp khác làm thay đổi mục tiêu hoạt động, hình thức tổ chức của DNNN. Vì

vậy, để tạo cơ sở pháp lý cao hơn để đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước ta đã và sẽ thực hiện, DNNN 2003 đã giành hẳn hai chương riêng để quy định về tổ chức lại công ty nhà nước ( chương VII) và chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước (Chương VIII). Cụ thể:

- Tổ chức công ty nhà nước bao gồm các hình thức (điều 73): Sáp nhập vào công ty nhà nước khác; Hợp nhất các công ty nhà nước; Chia công ty nhà nước; Tách công ty nhà nước, Chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH nhà nước một thành viên hoặc hai thành viên trở lên; chuyển tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; khoán, cho thuê công ty nhà nước; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước được thực hiện theo các hình thức sau (điều 80): Cổ phần hoá công ty nhà nước; bán toàn bộ một công ty nhà nước; Bán một phần công ty nhà nước để thành lập công ty TNHH có hai thành viên trở lên, trong đó có một thành viên là nhà nước. Giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động để chuyển thành công ty cổ phần hoặc hợp tác xã.

Bên cạnh đó luật cũng quy định rõ về các đối tượng thuộc diện tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu (điều 74, điều 81); Thẩm quyền lựa chọn, phê duyệt phương án và quyết định chuyển đổi (điều 75, điều 83); quyền, trách nhiệm của công ty nhà nước được tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu (điều 76, điều 84)…

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 73 - 76)