Mở rộng khái niệm DNNN, bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 45 - 47)

động theo Luật Doanh nghiệp 1999.

Luật DNNN 1995 áp dụng đối với các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, nhưng không tuyên bố rõ về mức độ đầu tư vốn của Nhà nước, đồng thời trong Luật DNNN 1995 cũng có quy định về quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Vì vậy, trên thực tế, khái niệm DNNN được hiểu là một loại hình doanh nghiệp độc lập với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty TNHH; DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư 100% vốn khi thành lập và được tổ chức quản lý theo Luật DNNN 1995. Các doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước (chi phối hoặc không chi phối) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 không được gọi là DNNN.

Nhằm quy định rõ vấn đề này, Điều 1 Luật DNNN 2003 đã quy định khái niệm DNNN như sau: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ

vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH”.

Như vậy, theo quy định của Luật mới thì DNNN được hiểu theo một phạm vi rộng hơn: DNNN không chỉ gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn mà còn bao gồm cả doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999. DNNN sẽ bao gồm (1) doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, thành lập, tổ chức, quản lý, đăng ký hoạt động theo Luật DNNN và được gọi theo một tên mới là công ty nhà nước. Công ty nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước (2) các doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH có hai thành viên trở lên có toàn bộ vốn nhà nước và (3) công ty cổ phần, công ty TNHH có hai thành viên trở lên mà nhà nước nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Với khái niệm này, DNNN sẽ được hiểu là một khái niệm bao trùm lên khái niệm DNNN theo Luật DNNN 1995 và khái niệm về các loại hình doanh nghiệp khác hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999.

Để phù hợp với khái niệm mới về DNNN, Luật DNNN 2003 có quy định phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau (Điều 2):

- Đối với DNNN được thành lập, hoạt động theo Luật này, gọi là công ty nhà nước thì Luật sẽ điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động; quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với công ty nhà nước.

- Đối với DNNN có 100% vốn Nhà nước hay có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước mà thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999 thì Luật DNNN 2003 chỉ điều chỉnh quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp này, tức là chỉ điều chỉnh

quan hệ trong phạm vi nội bộ của người góp vốn là Nhà nước với người đại diện của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Các doanh nghiệp này sẽ được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật về loại hình doanh nghiệp tương ứng (công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên) được quy định trong Luật Doanh nghiệp 1999.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (Trang 45 - 47)