Vai trò của nghề làm tương đối với việc sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 61 - 65)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.3.3Vai trò của nghề làm tương đối với việc sử dụng lao động

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3Vai trò của nghề làm tương đối với việc sử dụng lao động

Biểu 4.6 Tình hình lao động và sử dụng lao động của hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Nông nghiệp Làm tương Khác

I. LĐGĐ Lao động 2,45 2,05 1,02

II. LĐ thuê ngoài Lao động

- LĐ TX Lao động - 5,26 -

- LĐ TV Lao động 11,5 9,45 1,45

III. Thời gian LĐ

1. Thời gian LĐ/tháng Ngày 24,5 16,76 10,1 2. Thời gian LĐ/năm Tháng 7,6 7,2 2,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nghề tương phát triển đòi hỏi phải sử dụng thêm một lực lượng lao động khá lớn. Hơn nữa làm tương là một nghề TTCN với những phương thức sản xuất thủ công và bán cơ giới hóa, máy móc đưa vào sản xuất chỉ thay thế được một số công đoạn nhất định, làm tương vẫn cần lao động để đảm nhiệm các công việc mang tính chất thủ công như nấu đậu tương, cho tương vào chai lọ. Vì thế khi mở rộng quy mô làm tương thì đòi hỏi phải đầu tư một lực lượng lao động khá lớn để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Do đó nghề làm tương cũng đã thu hút lượng lao động khá lớn trong nông thôn nói chung và lực lượng lao động trong nông nghiệp nói riêng. Các lao động làm tương đều rất cần mẫn, chăm chỉ và gắn bó với nghề làm tương.

Qua biểu 4.6 ta thấy, trên địa bàn huyện lao động gia đình được sử dụng cho việc làm nông nghiệp và làm tương là tương đối đồng đều. Hộ loại I thì không có lao động gia đình làm nông nghiệp mà chỉ tập trung làm tương và một số dịch vụ khác, còn hộ loại II trong gia đình cũng chỉ khoảng 1 đến 2 làm nông nghiệp, Hộ loại III lao động gia đình của hộ chủ yếu làm nông nghiệp nên bình quân 3 loại hộ lao động gia đình làm nông nghiệp chiếm 44,38%. Làm tương cần

biết quy trình kỹ thuật nên không phải ai trong gia đình cũng làm được chỉ có một số người được truyền đạt kinh nghiệm mới làm được. Lao động làm tương nằm chủ yếu ở hộ loại I, hầu như những hộ loại I những lao động chính đều biết làm tương khoảng từ 3 - 4 người. Trung bình 3 loại hộ lao động gia đình làm tương là 37,14%. Ngoài làm nông nghiệp, làm tương thì nhiều hộ còn sử dụng lao động vào một số việc khác như đi làm thuê hoặc làm thêm một nghề nhỏ nào đó như may mặc, số này chiếm ít 18,46%, điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2Cơ cấu lao động gia đình của các hộ diều tra

Số lao động thuê ngoài đối với làm nông nghiệp chỉ có lao động thời vụ. Do lúc mùa vụ tới họ thuê để làm kịp mùa vụ, số này chiếm tới 51,34%. Hầu hết các hộ thuê lao động nông nghiệp theo phương thức khoán trắng trong những khấu như cấy, làm cỏ, thu hoạch…Đây là những khâu quan trong nên nhiều khi làm không đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Do tính chất của nghề sản xuất tương có nhiều công đoạn đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên mọi đối tượng lao động đều có thể làm được. Lao động thường xuyên chỉ sử dụng cho làm tương bình quân 5,26 lao động. Những lao động này được những hộ loại I sản xuất

tương thuê. Do hộ loại I có quy mô làm tương lớn, quá trình sản xuất kéo dài nên cần nhiều lao động làm việc ổn định. Lao động thời vụ thì được cả hộ loại I và hộ loại II thuê chiếm 42,19%. Hộ loại II có quy mô nhỏ hơn, nhiều khi quá trình sản xuất bị gián đoạn nên hộ có nhu cầu thuê lao động thời vụ để tận dụng lao động gia đình. Số lao động này chủ yếu được thuê vào mùa làm tương chính là từ tháng 5 đến tháng 7. Những tháng này các hộ đều sản xuất tương rầm rộ bởi lúc này trời nắng to thuận lợi cho việc phơi khô mốc nếp, phơi tương. Những tháng còn lại các hộ sản xuất với số lượng ít hơn nên chỉ có một số ít hộ phải thuê lao động. Phần lớn các hộ thuê lao động dưới hình thức trả công theo ngày, trong đó có phân biệt thợ chính thợ phụ. Thợ chính đảm nhận những công việc quan trọng chủ chốt nên tiền công sẽ cao hơn thọ phụ. Các lao động làm thuê có thể thuê ở các vùng lân cận hoặc ở tại địa phương. Lao động làm thuê ở địa phương chủ yếu là trong các hộ làm nông nghiệp, họ không có nghề phụ nên những lúc nông nhàn thường đi làm thuê.

Biểu đồ 4.3 Cơ cấu lao động thời vụ của các hộ điều tra

thường phải làm thường xuyên, hết mùa vụ này lại tới mùa vụ khác. Nhưng đến lúc xong mùa vụ thì thời gian lại tương đối rỗi, đó là những tháng nông nhàn. Bình quân thời gian làm việc trong năm là 7,6 tháng/năm. Thời gian làm tương bình quân trong tháng là 16,76 ngày/tháng. Đối với hộ loại I thì làm thường xuyên. Làm tương không giống với những nghề khác chỉ cần làm trong 1 đến 2 ngày là có sản phẩm, mà làm tương phải đợi thời gian từ 15 đến 20 ngày mới có sản phẩm. Vì vậy mà thời gian làm rải đều trong các ngày, các tháng, làm xong được khâu này mới tiếp tục sang khâu khác. Như vậy các hộ dành thời gian làm tương nhiều hơn thời gian làm nông nghiệp. Có thể nói nghề làm tương phát triển đã góp phẩn giải quyết lao động nông nhàn, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 61 - 65)