Kết quả chính đạt được

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 100)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

3.Kết quả chính đạt được

Qua quá trình điều tra và tổng hợp thì trong thời gian vừa qua, nghề làm tương trên địa bàn huyện phát triển manh, nó đã có ảnh hưởng đến việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của huyện.

Thứ 1: đối với việc sản xuất tương chi phí cho sản xuất tương khá lớn trong đó chi phí vật chất là lớn nhất chiếm 80,28% ở hộ loại I và 87,11% ở hộ loại II. Trong chi phí vật chất thì chi phí đậu tương là chính. Đậu tương gồm 2 loại, đậu tương Nam Đàn làm ra tương loại I rất ngon và ngọt, bán với giá khá cao khoảng 18000 đồng/lit. Thứ 2 là đậu tương hè làm ra tương loại II không ngon bằng tương loại I bán với giá rẻ hơn khoảng 8000 – 10000 đồng/lít. Giá trị sản xuất năm 2009 của hộ loại I là 410 triệu đồng, Hộ loại II là 203 triệu đồng, TN/LĐ/năm hộ loại I là 12644 ngđ, hộ loại II là 4391,8 ngđ. Như vậy sản xuất tương đem lại thu nhập tương đối cao cho người dân làm tương.

Thứ 2: nghề làm tương phát triển có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế nông nghiệp của huyện:

Đối với việc sử dụng lao động trong nông thôn. Nghề làm tương phát triển đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, thu hút lao động nông nhàn. Đối với hộ loại I quy mô lớn phải thuê lao động thường xuyên, bình quân các hộ phải thuê 5.26 lao động. Mặt khác thời gian lao động của hộ được rải đều trong tất cả các ngày, các tháng trong năm, không như trước đây chỉ làm nông nghiệp khi mùa vụ tới thì công việc làm không kịp, khi kết thúc thì nhiều người không có việc để làm. Đối với làm tương thời gian lao động trải đều trong cả tháng, cả năm hầu như ngày nao họ cũng làm, mỗi ngày một công đoạn nhất định, thời gian lao động bình quân hàng tháng là 16,76 ngày/tháng.

Đối với thu nhập của hộ. Nghề làm tương phát triển đem lại thu nhập cao cho các hộ sản xuất tương. Hộ loại I làm tương có thu nhập cao nhất (tổng thu nhập là 58,95 triệu đồng/năm). Hộ loại III có tổng thu nhập thấp nhất (14,26

triệu đồng/năm). Đối với hộ loại II thì vừa thu nông nghiệp vừa thu từ nghề làm tương nhưng thu từ làm tương lớn hơn (chiếm 40% tổng thu nhập). Nghề làm tương phát triển kéo theo các dịch vụ trong nông thôn phát triển như nghề làm thuê, nghề buôn bán…đó cũng là những nguồn thu chủ yếu của một số hộ. Thu nhập cao đã nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong huyện, cải thiện đời sống nhân dân.

Đối với trồng cây đậu tương, trước đây cây đậu tương trong vùng phát triển kém. Thể hiện ở diện tích trồng đậu tương rất it toàn huyện chỉ khoảng 100ha (năm 2000), năng suất rất thấp (1,2 tạ/ha năm 2000) do người dân không chú trọng phát triển. Những năm trở lại đây nghề làm tương phát triển mạnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều nên toàn huyện đã chú trọng phát triển cây đậu tươn. Đến nay toàn huyện có 336ha diện tích đậu tương, đạt năng suất 5,5 tạ/ha. Tổng giá trị sản xuất của việc gieo trồng đậu tương năm 2009 bình quân của hộ là 29952 ngđ. Như vậy gieo trồng đậu tương đã đem lại giá trị rất cao cho người dân. Trong những năm tới huyện tiếp tục chỉ đạo người dân gieo trồng đậu tương Nam Đàn cho năng suất cao.

Đối với cây lúa nếp: Đây là loại cây lương thực được người dân chú trọng phát triển từ lâu nhưng những năm trước năng suất còn rất thấp. Những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng nhiều hớn nên chính quyền địa phương cũng như người dân đãn đã áp dụng nhiều giống mới cho năng suất cao. Vì vậy mà nâng cao được giá trị sản xuất của cây lúa nếp. Tổng giá trị sản xuất cây lúa nếp năm 2009 bình quân của hộ đạt 8400 ngđ.

Đối với chăn nuôi: Khi nghề tương chưa phát triển thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu các sản phẩm từ trồng trọt và một số thức ăn đi mua như các loại cám..vậy nên chăn nuôi chỉ ở mức nhỏ lẻ, hộ gia đình chỉ nuôi một hai con lợn gà trâu bò gì đó. Khi nghề làm tương phát triển thì phụ phẩm từ sản xuất tương

là một trong những nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi. Nó đóng góp vào sự tăng năng suất, sản lượng của chăn nuôi trâu bò, lợn gà.

Ngoài những ảnh hưởng của nó tới nông nghiệp như vậy nó còn có những ảnh hưởng không tốt tới môi trường nông thôn của huyện. Hiện nay có rất nhiều hộ dùng than để đun nâu tương, nấu nếp làm cho không khí bị ô nhiễm, lượng CO2 thải vào không khí ngày một nhiều nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người trực tiếp nấu tương mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Mặt khác nước thải từ việc rửa đậu tương, lau chùi chai lọ..hầu hết đều được đổ ra cống rãnh đường làng, ao hồ trong làng gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường nông thôn. Việc sử dụng loại máy xay xát cũng gây tiếng ồn trong khu vực sản xuất…

Qua việc tìm hiểu nghề làm tương chúng tôi thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tương đó là: Phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, hiệu quả từ việc sản xuất tương, nguồn nhân lực (vốn, lao động, công nghệ..), nhu cầu tiêu dùng của thị trường, môi trường làng nghề.

Sau quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nghề làm tương với kinh tế nông nghiệp của huyện. Đó là các giải pháp về tăng cường nguồn nguyên liệu cho sản xuất, về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, về tiêu thụ tương, về phát triển chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 95 - 100)