Một số định hướng

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.7.1Một số định hướng

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.7.1Một số định hướng

Hiện nay chiến lược phát triển làng nghề tương nhằm nâng cao vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện, ban chỉ đạo làng nghề có những phương hướng sau:

Thứ 1: sản phẩm muốn đạt chất lượng cao thì quan trọng là phải có được đậu tương Nam Đàn làm tương. Vì vậy cần có sự liên kết các hộ nông dân trồng đậu tương với những hộ làm tương với nhau tạo nên tạo nên một mối liên hệ khăng khít hơn, bên cạnh đó nhanh chóng tìm ra công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất đặc biệt là máy sấy khô mốc tương. Đây là khâu quyết định chất lượng sản phẩm, hầu hết máy sấy ở làng nghề là chưa có do đó khi phơi mốc tương nếu thời tiết không thuận lợi dẫn đến tương không ngon ngọt, kém chất lượng.

Thứ 2: hiện nay ở địa phương đang thiếu mặt bắng sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới các cấp lãnh đạo cần tổ chức thành một khu sản xuất riêng, tận dụng triệt để phần diện tích đất chưa sử dụng của địa phương. Việc quy hoạch sử dụng giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quá trình sản xuất nhất là ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người lao động.

Thứ 3: do nghề làm tương ngày càng phát triển tạo được thương hiệu cho mình trong thời gian tới, các ban ngành lãnh đạo cần có biện pháp để đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở những tỉnh khác, đặc biệt có thể mở rộng ra nước ngoài. Ngoài thị trường đầu ra thì thị trường đầu vào cũng không kém phần quan trọng, cần có biện pháp khuyến khích người dân trong vùng trồng đậu tương để đáp ứng đủ nhu cầu, giảm bớt sự tăng giá nhu hiện nay, từ đó đưa việc sản xuất tương được ổn định và giá cả cũng ổn định hơn.

Thứ 4: trong thời gian tới cần mở rộng diện tích trồng đậu tương nhiều hơn nữa để cung cấp cho làng nghề. Tập trung chủ yếu trong xuân và vụ hè thu. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc như trâu bò, lợn để tận dụng nguồn phụ phẩm từ làm tương.

Thứ 5: đào tạo nghề, lập quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn lao động đảm bảo yêu cầu nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Mở rộng các cơ sở sản xuất và các cơ sở đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 83 - 84)