- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6 Một số nhận xét chung về vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện và việc sản xuất tương
nông nghiệp của huyện và việc sản xuất tương
Ngành nghề trong nông thôn nói chung và nghề làm tương của huyện Nam Đàn nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với việc sử dụng lao động nông thôn, đối với thu nhập của các hộ, đối với việc sản xuất đậu tương và lúa nếp, đối với chăn nuôi.
Nghề làm tương phát triển tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, góp phần giải quyết lao động dư thừa, lao động nông nhàn trong nông thôn. Trung bình mỗi hộ sử dụng 5,26 lao động thường xuyên và 9,45 lao động thời vụ cho việc sản xuất tương. Việc sử dụng thời gian cho công việc hàng ngày
cũng phù hợp hơn so với sản xuất nông nghiệp, thời gian lao động trong tháng, trong ngày bình quân là 7,2 tháng/năm và 16,76 ngày/tháng.
Sản xuất tương cũng đem lại nguồn thu nhập khá cao không những cho các hộ làm nghề mà còn cho cả những người dân trong huyện. Bình quân chung của 3 loại hộ thu từ nghề làm tương là 14,92 tr.đ/năm. Hộ loại II thu nhập từ làm tương ít hơn loại I đó là vì họ làm với số lượng ít hơn mặt khác do làm tương với số lượng càng nhiều càng cho hiệu quả cao.
Việc sản xuất tương phát triển cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc trồng câu lúa nếp và cây đậu tương là 2 nguyên liệu chính để làm tương. Nghề làm tương phát triển kéo theo diện tích, năng suất đậu tương của các hộ tăng lên hẳn. Bình quân 3 năm từ 2007 đến 2009 tăng 20,19% về năng suất, diện tích qua 3 năm tăng 33,33%. Theo kết quả điều tra thì hầu hết đậu tương được sản xuất ra chủ yếu là để làm tương. Còn cây lúa nếp thì về diện tích, năng suất cũng tăng mạnh.
Còn đối với chăn nuôi thì sản phẩm phụ từ làm tương như vỏ đậu, nước nếp là những thức ăn rất tốt cho chăn nuôi nếu biết cách sử dụng, nó chiếm tới 17,54% trong tổng thức ăn chính cho chăn nuôi đối với hộ loại II. Nó có thể thay thế một phần nào đó thức ăn tinh đi mua, giúp giảm được chi phí cho chăn nuôi.
Bên cạnh những mặt tích cực như vậy vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập như do năng suất của đậu tương hè và một số loại đậu tương khác cho năng suất cao hơn, công tác chăm sóc dễ dàng hơn giống đậu tương Nam Đàn nên người dân đang có xu hướng gieo trồng loại đậu tương đó ngày càng nhiều trong khi đó muốn làm tương ngon đảm bảo chất lượng thì phải có đậu tương Nam Đàn. Nên hàng năm nguyên liệu đậu tương vẫn thiếu một lượng đáng kể.
Tuy làm tương thu hút được một lực lượng lớn lao động trong nông thôn nhưng hầu như lao động đó chưa có tay nghề cao, chưa có kinh nghiệm trong làm tương mà những lao động có kinh nghiệm là những người tuổi đã cao.
Hầu hết các gia đình sản xuất tương đều sản xuất tại nhà không có cơ sở sản xuất riêng biệt. Vì vậy đây là một điều làm hạn chế việc mở rộng sản xuất và năng suất sản phẩm và làm ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình.
Chưa có nơi sản xuất chai lọ phục vụ cho việc đóng gói ổn định lâu dài. Trong số các hộ sản xuất tương thì vẫn còn những hộ không có hoặc có thì cũng rất sơ sài kho xưởng chế biến đạt yêu cầu để phục vụ tốt hơn cho việc chế biến. Vì vậy việc bảo quản dự trữ nguyên liệu cũng rất khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn hẹp chủ yếu là ở trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt chưa có xuất khẩu.
Lượng vốn sản xuất còn hạn chế. Lượng vay rất ít chỉ khoảng 5 – 6 triệu đồng/1 đợt vay mà 3 năm/đợt. Số vốn đó là do quỹ của các tổ chức hội như hội phụ nữ, hội nông dân, quỹ khuyến nông…