Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 78 - 80)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.5.1Nhân tố chủ quan

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5.1Nhân tố chủ quan

* Phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ và phương hướng phát triển KT – XH của huyện.

Phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ làm nghề nói riêng và phương hướng phát triển KT – XH của huyện ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chung của việc sản xuất tương. Cơ cấu nhóm hộ theo hướng sản xuất kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Hiện nay tỷ lệ hộ tham gia sản xuất tương chiếm 55% trong các xã điều tra. Phương hướng phát triển của làng nghề nằm trong phương hướng phát triển KT – XH của huyện, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng CN – TTCN & DV; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Như vậy với phương hướng phát triển của toàn huyện là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của việc sản xuất tương.

* Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất tương

Mục tiêu của việc sản xuất tương ở huyện Nam Dàn là phát triển bền vững, tuy nhiên để đảm bảo được mục tiêu đó yêu cầu đặt ra đối với bản thân mỗi hộ làm nghề là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Trong một những năm trở lại đây tương Nam Đàn được người tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy, bên cạnh đó làm tương còn có những bí quyết riêng nên chất lượng luôn được đảm bảo. Vì vậy mục tiêu kinh tế của việc làm tương luôn đem lại hiệu quả cao góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển ổn định trong thời gian tới.

* Nguồn lực phục vụ cho làm tương

Vốn là nhân tố đầu tiên cho một quá trình sản xuất, có vốn mới tiến hành sản xuất được. Quy mô vốn quyết định quy mô sản xuất của hộ. Việc làm tương thường mang tính tự phát không có kế hoạch lâu dài, rất khó huy động nguồn tài chính cũng như vốn từ các quỹ tín dụng hay ngân hàng. Vì vậy muốn mở rộng sản xuất thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn.

Khoa học kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong nền sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nó giúp giảm chi phí lao động trong doanh nghiệp, và tiết kiệm được thời gian lao động, từ đó làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Công nghệ để sản xuất tương phần lớn là công nghệ thủ công, với hệ thống thiết bị lạc hậu không đồng bộ. Hiện tại mới chỉ có loại máy xay bột nếp và máy xay vỏ đậu tương phục vụ cho sản xuất tương được phổ biến.

Người lao động tác động trực tiếp vào đối tượng lao động là nguyên liệu để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Đối với làng nghề làm tương ở Nam Đàn đa số lao động tại làng nghề mới chỉ tự học, tự làm chưa có công tác đào tạo nghề mang tính chất bài bản, không theo quy mô chuẩn mực nào dẫn đến chất lượng lao động không đều. Vì vậy muốn phát triển làng nghề làm tương thì việc đào tạo nghề cho người lao động là cực kỳ quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống và nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên.

Nguyên liệu đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đó là đậu tương và nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện đã đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên liệu nếp. Còn đậu tương gồm 2 loại là đậu tương Nam Đàn và đậu tương hè. Tương Nam Đàn làm ra sản phẩm tương loại I rất ngon và ngọt, hơn hẳn so với tương làm từ đậu loại II. Loại đậu này lại rất khó trồng cho năng suất thấp gây khó khăn cho sự phát triển của làng nghề. Giá của loại đậu này lại thường biến động nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, có khi làm cho quá trình sản xuất không liên tục.

Như vậy nguồn lực là yếu tố trực tiếp không thể thiếu để tạo ra sản phẩm tương Nam Đàn , bên cạnh đó nó còn thúc đẩy quá trình tồn tại và phát triển bền vững làng nghề sản xuất tương Nam Đàn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 78 - 80)