III. Tổng số lao động Người 98988 100 99426 100 100116 100 100,44 100,79 107,
3 Số liệu về diện tích, năng Phòng NN&PTNT, Tìm hiểu tổng hợp từ
Suất, sản lượng của Phòng thống kê của các báo cáo
đâụ tương, lúa nếp Huyện
Là số liệu có được thông qua khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Để thu thập số liệu này chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra.
Chúng tôi chia hộ sản xuất dựa vào tính chất sản xuất của hộ như sau: - Hộ chuyên (hộ loại I, 15 hộ): Là hộ chuyên nghề làm tương, nguồn thu chủ yếu của hộ là từ sản xuất tương.
- Hộ kiêm (hộ loại II, 30 hộ): Là hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất tương. Thu nhập từ sản xuất tương là nguồn thu chủ yếu.
- Hộ thuần nông (hộ loại III, 15 hộ): Là hộ chỉ sản xuất nông nghiệp, thu nhập của hộ chủ yếu từ nông nghiệp.
Nội dung của phiếu điều tra gồm các vấn đề:
+ Tình hình chung của hộ: thông tin về chủ hộ, trình độ văn hóa, số nhân khẩu, số lao động, đất đai của hộ.
+ Chi phí sản xuất tương: số lượng sử dụng và giá cả các loại chi phí vật chất, chi phí điện, chi phí vận chuyển, chi phí lao động…
+ Chi phí sản xuất tương: Khối lượng tương sản xuất của hộ năm 2009, giá bán các loại tương
+ Tình hình lao động và sử dụng lao động: lao động gia đình và lao động thuê ngoài sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất tương và làm những nghề khác, thời gian làm những công việc trên trong ngày, trong tháng.
+ Cơ cấu thu nhập: tổng thu nhập của hộ, thu từ làm nông nghiệp, thu từ làm tương, thu từ làm dịch vụ và thu khác.
+ Tình hình sản xuất đậu tương, sản xuất lúa nếp qua 3 năm 2007 - 2009: diện tích, năng suất, chi phí bằng tiền.
+ Tình hình sử dụng đậu tương, sử dụng lúa nếp của những hộ trên: dung làm tương, để bán, dung vào việc khác.
+ Cơ cấu các loại thức ăn chính dung cho chăn nuôi: Khối lượng và giá cả các loại thức ăn.
Ngoài ra là những câu hỏi về ảnh hưởng của làm tương đến môi trường, việc sử dụng phụ phẩm sau khi làm tương, những nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất tương, những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất tương của hộ điều tra.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Những số liệu điều tra được sắp xếp và hệ thống hoá lại. Sau đó chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê những tài liệu thu thập được và điều chỉnh lại theo những chỉ tiêu nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính điện tử, bằng phần mềm excel.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tê đã được lượng hoá có cùng nội dùng, cùng tính chất để xác định mức độ biến động của nó trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển và không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể đó là: So sánh về diện tích, năng suất, sản lượng giữa năm sau và năm trước của toàn huyện, của các hộ điều tra, so sánh về thu nhập của 3 loại hộ, so sánh về lượng thức ăn cho chăn nuôi giũa hộ kiêm và hộ thuần nông.
Phương pháp thống kê kinh tế: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp về số tưong đôi, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ được vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện, nội dùng nghiên cứu được xác định là vai trò của nghề làm tương đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy các chỉ tiêu được chia ra như sau: * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ trong một thời gian nhất định (thường là một năm)
GO = QiPi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i
- Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất (bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ).
- Thu nhập hỗn hợp: Là thu nhập của công lao động gia đình và lợi nhuận khi sản xuất.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- GTSX/CP: chỉ tiêu này nói lên một hộ bỏ ra một đồng chi phí trong một năm thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị.
- CP/TN: so sánh thu nhập với chi phí
* Các chỉ tiêu phản ánh vai trò của nghề làm tương với kinh tê nông nghiệp
- Giá trị sản xuất của: nghề tương, sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt và chăn nuôi.
- Chăn nuôi: cơ cấu các loại thức ăn chăn nuôi trong đó có tỷ trọng sản phẩm phụ từ làm tương.
- Cơ cấu thu nhập: ngành nông nghiệp, làm tương, khác