Một số ảnh hưởng của việc sản xuất tương đến môi trường nông thôn của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 78)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Một số ảnh hưởng của việc sản xuất tương đến môi trường nông thôn của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Từ quy trình sản xuất trên cho thấy, việc sản xuất tương đã ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí, tiếng ồn cho cụm dân cư sống ở nơi đây. Do đất chật người đông, phát triển thiếu quy hoạch, các hộ dân cư đồng thời cũng là cơ sở sản xuất nên người dân phải gánh chịu trực tiếp các ô nhiễm đó. Sự phát triển của nghề làm tương đã dẫn đến sự thu hẹp diện tích ao hồ trong nông thôn. Hiện nay trong nông thôn không còn diện tích ao hồ và thay vào đó là diện tích đất đã được lấp để làm nơi sản xuất. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc thoát nước, nhất là nước thải từ quá trình sản xuất tương.

Môi trường không khí tại những nơi làm tương bị ô nhiễm bởi các khí thải, SO2, CO2, và tiếng ồn. Đối với các hộ sản xuất tương, hầu hết hộ nào cũng dùng than làm nhiên liệu đốt cháy, bình quân mỗi hộ dùng 9 – 10 viên than/ngày. Do vậy, lượng khí CO2, SO2, thải ra từ việc dùng than cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người trực tiếp sản xuất và những người xung quanh.

Tiếng ồn cũng là một thông số đáng được quan tâm. Tiếng ồn chủ yếu thoát ra từ công đoạn xay đậu tương, lúa nếp. Hầu như nhũng hộ loại I nhà nào cũng có các loại máy này, còn hộ loại II thì ít hộ mua sắm máy móc hơn chỉ có khoảng 1/3 số hộ điều tra là sử dụng máy. Mỗi máy trung bình mỗi ngày chạy khoảng 4 – 5h/ngày. Do vậy tiếng ồn, bụi bẩn bay ra do việc xay xát cũng là vấn đề bức xúc của người dân nơi đây.

Môi trường nước trong làng nghề bị ô nhiễm bởi các chất thải không qua xử lý, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dầu của máy móc, nước thải từ việc rửa, xóc chai lọ, chum đụng tương. Theo điều tra được biết hộ loại I trung bình dung 1300 – 1500 lit/ngày cho những công việc này, còn hộ loại II khoảng 400 – 500 lit/ngày. Nước thải trực tiếp thải ra từ các cống rãnh không có nắp, từ đó chảy thẳng ra sông, ra ruộng ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn rác thác rắn như vụn mốc làm tương, các bao bì, chai lọ đựng sản phẩm.

Hầu hết thời gian làm việc của người làm nghề là ở bên máy xay, bếp lò do đó họ trực tiếp chịu ảnh hưởng của khí độc từ lò than thải ra, bụi khói…

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w