Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.1.1Quá trình hình thành

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Quá trình hình thành

Tương là sản phẩm truyền thống đã ra đời từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trước đây tương chỉ sản xuất trong mỗi gia đình, tự cung, tự cấp nhưng từ năm 1995 hình thức sản xuất tương hàng hóa được ra đời. Sau khi có chỉ thị 46 của Chính phủ về cấm sản xuất pháo nổ vì dễ gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Làng Phan Bội Châu của thị trấn Nam Đàn trước đây là nơi sản xuất pháo Hồng Hà nhưng hiện nay làng là nơi sản xuất khối lượng tương hàng hóa nhiều nhất và tập trung nhất của huyện Nam Đàn. Chỉ thị cấm sản xuất pháo được ra đời năm 1994, đến năm 1995 ban lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn đã nhanh chóng tìm hướng giải quyết để đảm bảo kế sinh nhai cho người dân trước đây đã tham gia nghề sản xuất pháo. Dựa vào đặc điểm tình hình của giai đoạn hiện tại thì nghề sản xuất tương được đưa vào thay thế và làm nghề chính.

Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Nghệ An kết hợp với UBND huyện Nam Đàn tổ chức một lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất tương do ông Bùi Công Hanh lúc đó đang là chủ tịch UBND huyện Nam Đàn dạy. Lớp học chỉ có 12 học viên tham gia và được tổ chức trong vòng 15 ngày. Sau khi tập huấn kỹ thuật xong được sự hỗ trợ của cấp trên thì các hộ bắt đầu tham gia sản xuất tương hàng hóa tại gia đình. Khi được phỏng vấn những học viên đã được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thì bà con đã thu nhận được những kiến thức khoa học về sản xuất mốc, nấu tương, đặc biệt là việc kiểm soát được nấm mốc (nấm mốc tốt nhất là màu vàng hoa cau còn màu đen là nấm độc). Kết hợp với những kinh nghiệm cổ truyền người sản xuất đã cho ra sản phẩm với chất lượng mốc tốt hơn hẳn. Người sản xuất đã ý thức được về màu sắc và chất lượng tương như thế nào

thì được thị trường ưa chuộng từ đó người dân sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lượng tương hàng hóa qua các năm

(Nguồn: Phòng Công Thương huyện Nam Đàn)

Qua biểu đồ ta thấy sản lượng tương hàng hóa toàn huyện nhìn chung tăng qua các năm. Năm 1997 là những năm của giai đoạn đầu của sản xuất tương hàng hóa mới ra đời sản lượng mới chỉ đạt 120000 lít nhưng đến năm 2001 sản lượng đạt 285000 lít tức là sau 5 năm sản lượng tương tăng lên 165000 lít. Đây là mức tăng tương đối mạnh. Đến năm 2002 sản lượng có giảm xuống nhưng không đáng kể giảm đi 45000 lít. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2002 đến 2007 sản lượng tăng rất mạnh, từ năm 2002 đến năm 2005 sản lượng tăng 260000 lít. Từ năm 2007 đến 2009 sản lượng liên tục tăng, cụ thể từ năm 2007 đến năm 2008 sản lượng tăng 230000 lít, từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 257000 lít. Đây là một con số rất lớn. Có được điều này đó là do các cấp ban lãnh đạo cũng như người sản xuất đã phải cố gắng rất nhiều. Nhìn chung tương một phần tương được tiêu thụ bởi người dân

trong huyện còn phần lớn phục vụ cho khách du lịch hoặc các quán ăn. Địa điểm tiêu thụ chính là các địa điểm tham quan như: quê nội, quê ngoại Bác…

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)