Vai trò của nghề làm tương với sản xuất đậu tương và sản xuất lúa nếp

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

- Thời gian lao động trong tháng, năm: Là thời gian lao động bình quân mà hộ sử dụng để sản xuất ở các thời gian tương ứng.

4.3.5Vai trò của nghề làm tương với sản xuất đậu tương và sản xuất lúa nếp

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5Vai trò của nghề làm tương với sản xuất đậu tương và sản xuất lúa nếp

* Sản xuất đậu tương

Biểu 4.8 Tình hình sản xuất đậu tương của hộ điều tra

Diễn giải ĐVT 2007 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ

I.Tổng GTSX Ngđ 6156 14862 29952 241,42 201,53 220,58 1. Diện tích Sào 1,8 2,5 3,2 138,89 128 133.33 2. Năng suất Tạ/sào 3.6 4,1 5,2 138,89 126,83 120,19 3. Sản lượng Tạ 6,48 10,25 16,64 158,18 162,34 160,25 II. CP bằng tiền Ngđ 4878 9467 20298 194,08 214,41 203,99 III. TNHH Ngđ 1278 5395 9654 422,14 178,94 274,85 IV.Một số chỉ tiêu 1. GTSX/CP Lần 1,26 1,57 1,48 124,6 94,27 108,38 2. TN/CP Lần 0,26 0,57 0,48 219,23 84,21 135,87

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nam Đàn có dòng Sông Lam chạy qua tạo nên 2 vùng bãi phù sa màu mỡ cho 9 xã với tổng diện tích đất bãi 942 ha thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, dâu tằm và đặc biệt là cây đậu tương. Nghề làm tương được phát triển mỗi năm ngoài sản xuất trên địa bàn còn phải mua ở các nơi khác từ 05 - 10 tấn đậu tương mới đáp ứng yêu cầu về lượng nhưng về chất lượng còn kém như hạt không đều, lép. Dẫn đến chất lượng tương kém mặc dầu đã có những thương hiệu nổi tiếng nhưng gần đây đã có một số khách hàng chưa thực sự tin tưởng vì không sử dụng đúng hạt đậu tương Nam Đàn. Vì vậy những năm gần đây cây đậu tương đã được người dân trong vùng chú trọng gieo trồng cây đậu tương.

Theo biểu 4.8 ta thấy: Tổng GTSX của các hộ qua 3 năm tăng mạnh, hàng năm GTSX đậu tương tăng quá gấp 2 lần năm trước. Có điều này là do, sự tăng giá mạnh ở tất cả các mặt hàng trong năm 2008 và năm 2009 làm cho giá đậu

tương cũng tăng cao. Theo điều tra năm 2007 giá đậu tương vào khoảng từ 9000 – 10000 đồng/kg, năm 2008 lên tới 14000 – 15000 đồng/kg và năm 2009 là 18000 đồng/kg. Mặt khác do sản lượng hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Sản lượng bình quân 3 năm tăng 60,25%. Như vậy sản mỗi năm tăng gần gấp đôi năm trước đó. Đó là do cả diện tích và năng suất đều tăng mạnh. Ở huyện Nam Đàn đậu tương chủ yếu được trồng vào 2 vụ là vụ Xuân và vụ Hè. Diện tích trồng đậu tương tăng lên rõ rệt qua 3 năm, bình quân 3 năm tăng 33,33%. Sở dĩ có điều này là do một phần nghề làm tương phát triển nhu cầu tiêu dùng đậu tương ngày càng nhiều, biết được điều này nên người dân trong huyện giảm diện tích gieo trồng một số cây như ngô, lạc… và thay vào đó là trồng cây đậu tương. Mặt khác những năm gần đây năng suất cao hơn hẳn những năm trước, bình quân 3 năm tăng 20,19%.

Năng suất đậu tương tăng mạnh như vậy do những năm này huyện đã đưa nhiều giống mới cho năng suất cao vào sản xuất (DT12, DT90, DT2000…). Hơn nữa một loạt các tiến bộ kỹ thuật được đưa vào áp dụng trong sản xuất đậu tương (không làm đất, trồng đậu tương trên đất ướt…). Bên cạnh đó là do người dân đã chú trọng đầu tư, chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây đậu tương. Cũng chính vì người dân ngày càng đầu tư nhiều hơn, diện tích gieo trồng nhiều hơn và giá cả các loại phân bón, giống, chi phí khác đều tăng lên hàng năm nên chi phí cho trồng đậu tương cũng tăng lên rõ rệt qua 3 năm.

Như vậy, nghề tương phát triển mạnh mẽ kéo theo việc trồng đậu tương ngày càng được chú trọng. Người dân đã thấy được nhu cầu tiêu dùng đậu tương cũng như hiệu quả kinh tế của việc trồng đậu tương mang lại nên diện tích trồng đậu tương của huyện ngày càng tăng. Hiện nay đang có nhiều dự án phục tráng giống đậu tương trên địa bàn huyện cụ thể như ở các xã Hùng Tiên, Xuân Lâm…

Một vấn đề đặt ra ở đây nữa đó là lượng đậu tương làm ra của các hộ được sử dụng như thế nào?

Biểu 4.9 Tình hình sử dụng đậu tương của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Hộ loại II Hộ loại III

Sử dụng để làm tương % 95 10

Bán cho các gia đình làm tương % - 70

Sử dụng vào việc khác % 5 20

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Ta có thể thấy hầu như khối lượng tương được sản xuất ra của các hộ là để phục vụ sản xuất tương trên địa bàn huyện. Đối với hộ loại II lượng tương họ sản xuất ra 95% là để làm tương còn 5% dung vào việc khác như rang chin, xay nhỏ thành bột để uống vào mùa hè rất tốt. Qua điều tra còn cho thấy có nhiều hộ gia đình lượng đậu tương sản xuất ra còn không đủ phục vụ việc sản xuất tương của gia đình mình mà còn phải đi mua của các hộ khác. Hộ loại III chỉ dung 10% để làm tương do một số hộ tự làm tương để phục vụ gia đình mình và khoảng 20% dung vào việc khác. Số đậu tương còn lại chủ yếu là để bán cho các gia đình làm tương trên địa bàn huyện. Bởi giá đậu tương cũng khá cao (đậu tương Nam Đàn khoảng 18000 đồng/kg).

Như vậy số lượng đậu tương sản xuất ra chủ yếu là để phục vụ sản xuất tương của huyện Nam Đàn.

* Sản xuất lúa nếp

Cùng với đậu tương, cây nếp cũng đang trên đà phát triển trên địa bàn huyện. Như ta đã biết, Nam Đàn nằm ở miền Trung của đất nước thời tiết khí hậu khá khắc nghiệt làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất là đối với cây lúa, cây lúa nếp. Những năm gần đây do được sự ứng phó kịp thời với thời tiết, thiên tai nên việc sản xuất trồng trọt đã có nhiều bước phát

triển. Cụ thể ở đây ta sẽ xem xét cây lúa nếp, một trong những nguyên liệu chính của sản xuất tương.

Biểu 4.10 Tình hình sản xuất lúa nếp của hộ 3 năm qua

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ

I. Tổng GTSX Ngđ 1932 4491,5 8400 232,43 187,06 208,51 1. Diện tích Sào 2,3 2.28 2.4 99,13 81,79 102,15 2. Năng suất Tạ/sào 2,4 3,5 3,5 126,25 105,26 120,76 3. Sản lượng Tạ 5,52 6,91 8,4 125,15 121,59 123,36 II. CP bằng tiền Ngđ 1411,1 3297,8 5180 233,70 157,07 191,60 III. TNHH Ngđ 5209 1192.7 3220 228,96 269,98 248,63 IV. Một số chỉ tiêu 1. GTSX/CP Lần 1,37 1,36 1,62 99,45 119,09 108,83 2. TN/CP Lần 0,37 0,36 0,62 97,97 171,9 129,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua biểu 4.9 ta thấy: Nhìn chung GTSX qua 3 năm tăng mạnh (bình quân 3 năm tăng 108,51%).. Cũng giống trên cây đậu tương GTSX lúa nếp tăng là do sản lượng hàng năm tăng lên và giá cả tăng cao. Theo kết quả điều tra thì giá lúa nếp năm 2007 là 3000 – 4000 đồng/kg, năm 2008 là từ 6000 – 7000 đồng/kg và năm 2009 là 10000 đồng/kg. Như vậy có thể nói giá tăng cao là một phần nguyên nhân chính làm cho GTSX tăng cao. Sản lượng hàng năm tăng chủ yếu là do năng suất tăng lên còn diện tích gieo trồng tăng ít hơn. Bởi lúa nếp là lương thực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, được người dân chú trọng trồng từ lâu. Nó được dùng vào nhiều việc chứ không phải chủ yếu phục vụ làm tương. Theo điều tra được biết thì lượng nếp được đưa vào sản xuất tương ít hơn nhiều so vơi lượng đậu tương. Năng suất tăng lên khá mạnh qua 3 năm, bình quân 3 năm tăng 20,76%. Như vậy thì năng suất lúa nếp qua 3 năm tăng mạnh hơn năng suất cây

đậu tương. Năng suất lúa tăng là do người dân ngày càng đầu tư nhiều, biết nhiều kỹ thuật chăm sóc hơn. Mặt khác ban chỉ đạo sản xuất cũng đã tuyên truyền hỗ trợ bà con nông dân dùng giống mới cho năng suất cao. Nhưng do điều kiện khó khăn vè thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên năng suất chưa tăng đột biến. Chi phí hàng năm tăng lên một phần là do người dân đầu tư nhiều hơn về công lao động, phân bón, sâu thời tiết ngày càng khắc nghiệt nên sâu bệnh phát triển phải dùng nhiều thuốc BVTV hơn…Mặt khác cũng là do giá cả các loại phân bón cũng tăng cao hơn những năm trước. Thu nhập cũng tăng rất cao.

Như vậy mặc dù thời tiết khắc nghiệp, thiên tai dịch bệnh nhưng sản xuất lúa nếp những năm gần đây đang tăng lên về cả năng suất và sản lượng tuy nhiên nó vẫn chưa đạt hiệu quả bằng việc gieo trồng cây đậu tương. Về diện tích ít thay đổi hơn đó là do về sản xuất lúa nói chung phải đầu tư nhiều về công lao động, lại do thời tiết khắc nghiệt gặp không ít khó khăn nên người dân không mấy nhiệt tình trong việc tăng thêm diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó do ngành nghề trong huyện đang phát triển mạnh nên thu hút nhiều lao động làm ngành nghề, giảm lao động cho sản xuất trồng trọt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như cây đậu tương, số lượng lúa nếp sản xuất ra được sử dụng cho việc làm tương như thế nào?

Biểu 4.11 Việc sử dụng lúa nếp của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Hộ loại II Hộ loại III

Sử dụng cho việc sản xuất tương % 50 10 Bán cho các hộ làm tương, bán cho

những người đi buôn % 30 50

Dùng vào việc khác % 20 40

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

việc khác như hông xôi, nấu rượu, làm bột nếp…vì vậy hộ loại II dung 50% lúa nếp làm ra để sản xuất tương còn nữa họ bán cho các gia đình làm tương không làm nông nghiệp và một phần sử dụng vào việc khác. Đối với hộ loại III thì dung làm tương là 10% còn lai bán cho những hộ làm tương trong huyện hoặc bán cho những hộ đi buôn (50%) và dùng vào việc khác (40%). Như vậy đối với đậu tương hầu như toàn bộ lượng sản xuất được chỉ để phục vụ cho sản xuất tương còn đối với lượng lúa nếp thì chỉ dung một khối lượng nhất định nào đó.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)